Nhà nào nuôi chó, coi chừng “cẩu xực” có thể dẫn đến chết

14/03/2016 19:30 GMT+7

Vụ việc đàn chó dữ cắn chủ ở Hà Nội khiến cho nhiều gia đình đang nuôi chó thêm giật mình. Không chỉ người lớn, mà với trẻ em trong nhà, phải hết sức chú ý nếu không muốn con vật nuôi trung thành này tấn công gây nguy hiểm tính mạng.

Vụ việc đàn chó dữ cắn chủ ở Hà Nội khiến cho nhiều gia đình đang nuôi chó thêm giật mình. Không chỉ người lớn, mà với trẻ em trong nhà, phải hết sức chú ý nếu không muốn con vật nuôi trung thành này tấn công gây nguy hiểm tính mạng.

Không nên thả rông ngoài đường để tránh tấn công người khác - Ảnh: Hải NamKhông nên thả rông ngoài đường để tránh tấn công người khác - Ảnh: Hải Nam
Chó được xem là loài thú nuôi thân thiết và trung thành nhất của con người. Tuy nhiên, những “người bạn bốn chân” này đôi khi lại “trở chứng” cắn lại chủ nếu chúng ta không biết cách đề phòng.
Theo các bác sĩ, khi bị chó cắn, ngoài tổn thương phần mềm, bị đau thì vết chó cắn có thể nhiễm trùng, nặng hơn có thể tổn thương thần kinh, đặt nạn nhân vào nguy cơ bệnh tật hoặc thậm chí tử vong.
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khuyến cáo, trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị chó cắn cao nhất. Các trường hợp bị chó cắn phải nhập viện cấp cứu thường trong tình trạng nặng. Còn các trường hợp nhẹ hầu như có thể xử lý ở nhà hoặc trạm y tế rồi sau đó đi chích ngừa.
Theo nhận định của bác sĩ Nhân, các ca nặng vào cấp cứu ở bệnh viện thường bị cắn ở động mạch cổ, tay chân và cả bộ phận sinh dục. Bệnh nhân nhập viện thường bị sốc do mất máu, do đau.

Đa số các bé bị chó cắn đều ở lứa tuổi nhà trẻ, cấp 1 vì ở lứa tuổi này bản thân trẻ nhỏ rất thích chơi với chó, các bé lại cao vừa tầm với tầm cắn của những “người bạn bốn chân”. Đáng lo hơn, những trường hợp chó cắn trẻ ở trên đều là chó nhà và các bé vẫn hằng ngày chơi đùa với chúng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, khoa thường tiếp nhận các trường trẻ bị chó cắn vào vùng mặt, nhiều trường hợp nặng bị cắn rách cả mặt, lòi xương hàm, bác sĩ phải khâu đến hơn 200 mũi trên mặt.
Đa số các bé bị chó cắn đều ở lứa tuổi nhà trẻ, cấp 1 vì ở lứa tuổi này bản thân trẻ nhỏ rất thích chơi với chó, các bé lại cao vừa tầm với tầm cắn của những “người bạn bốn chân”. Đáng lo hơn, những trường hợp chó cắn trẻ ở trên đều là chó nhà và các bé vẫn hằng ngày chơi đùa với chúng.
Sơ cứu tại nhà khi bị chó cắn
Trong trường hợp bị chó cắn, bác sĩ Nhân hướng dẫn người dân phải cố gắng làm sạch vết thương bằng nước sạch, nước xà phòng hay nước muối sinh lý. Tuy nhiên khi làm sạch phải tránh chà xát làm rách, lan rộng vết thương. Chậm khô vết thương bằng bông gòn và thoa thuốc sát trùng. Dùng gạt sạch đắp che vết thương.
Sau đó, đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất để sơ cứu vết thương và chích ngừa.
Đặc biệt, bác sĩ lưu ý người dân không được đắp các loại lá thuốc lên vết thương chó cắn.
Bệnh nhân bị chó cắn sẽ được chích ngừa bệnh dại và huyết thanh ngừa uốn ván. Khi chích ngừa bệnh dại phải tuân thủ đúng liều, thời gian và các chỉ định của bác sĩ trong thời gian.
Ngoài ra, cũng cần theo dõi con chó xem có biểu hiện bệnh hay không để báo với cơ quan y tế có hướng xử lý kịp thời.
Làm sao để không bị chó cắn?
“Để đề phòng trẻ nhỏ bị chó cắn, cách triệt để nhất là nếu nhà có trẻ nhỏ thì không nên nuôi chó. Vì ngoài khả năng gây ra tai nạn, chó cắn trẻ, chó còn là nguyên nhân, vật lây truyền nhiều loại bệnh khác như dị ứng, giun chó, sán chó”, bác sĩ Đẩu nói.
Trong trường hợp nhà có trẻ nhỏ mà nuôi chó thì gia đình phải đặc biệt cẩn trọng chú ý trông coi trẻ và thú nuôi. Không được chọc phá chó cũng như một số vật nuôi khác để phòng ngừa bị cắn, tấn công. Đặc biệt là lúc con chó đang ăn, ngủ, hay sau khi đẻ, nuôi con. Với trẻ nhỏ, tốt nhất gia đình cần cách ly em bé với chó, đặc biệt là khi chó đang nuôi con, chó đang ăn, chó đang ngủ, chó đang bị thương. Đây là những lúc con vật rất dễ “nổi quạu” và sẵn sàng “cẩu xực” nếu bị chọc ghẹo, quấy rầy hay chỉ tình cờ bị trẻ đụng phải.
Khi cho đi dạo, thả chó khỏi nuôi nhốt thì nên rọ mõm để chó không gây hại, cắn người xung quanh. Đặc biệt phải nghiêm túc chích ngừa cho chó.
Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, Mỹ) cũng có các hướng dẫn cách đối phó trước “bạn bốn chân” đang “hăm he” bạn:
Cần làm:
Đứng/ngồi bất động trước một con chó lạ.
Cuộn người lại: với đầu cúi xuống, hai bàn tay để ra sau cổ, áp sát che tai, đầu khi một con chó có dấu hiệu tấn công bạn.
Nhắc nhở trẻ em phải báo cho người lớn biết khi thấy một con chó đi lạc hay chó lạ.
Không được:
Tiếp cận hay đến gần một con chó lạ.
Bỏ chạy trước một con chó.
Hoảng sợ hoặc gây ra tiếng ồn lớn trước một chú chó đang “hăm he” bạn.
Chọc phá một con chó đang ngủ, ăn, hoặc khi con chó đang chăm sóc con của nó (con chó mẹ vừa đẻ, trong thời kỳ chăm sóc con).
Khuyến khích, tập cho con chó của bạn các trò chơi mạnh mẽ, bạo lực.
Để cho trẻ nhỏ chơi với chó mà không có sự giám sát của người lớn.
Khi một con chó lạ đến gần, bạn cần làm gì?
Đứng yên tại chỗ, bất động, cố gắng giữ bình tĩnh, không hoảng loạn.
Không bỏ chạy hoặc tạo ra tiếng động lớn.
Tránh nhìn trực tiếp chăm chăm vào con chó.
Nói “Không” hoặc “Đi về” với con chó bằng giọng trầm.
Đứng quay người một bên về phía con chó. Việc đứng đối mặt với con chó có thể làm nó cảm thấy khả năng “thù địch”, khiến nó tấn công bạn.
Từ từ giơ tay lên cổ, với khuỷu tay hướng vào trong.
Đứng chờ cho con chó rời đi khỏi bạn.
Làm gì khi bị một con chó tấn công?
Đặt túi xách, áo khoác hoặc vật dùng gì đó giữa bạn và con chó để bảo vệ chính mình.
Nếu bạn đang cúi xuống thì cuộn lại như trái banh với đầu cuối xuống, hai tay để sau cổ, che tai, đầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.