Bằng sự phân tích nghiêm túc, những dẫn chứng thuyết phục và những bình luận dí dỏm, tác giả diễn giải khá chi tiết và dễ hiểu về nhiều từ đồng âm khác nghĩa, cũng như cái hay, cái dí dỏm của tiếng Việt, đặc biệt trong cách nói lái, chơi chữ. Ngoài được học thêm một vài tiếng lóng của Nam bộ, hiểu cặn kẽ hơn việc sử dụng chữ khi miêu tả sắc màu, người đọc còn phải tấm tắc trước cái hay, cái tinh tế của từng câu chữ qua những bài như Mình ơi, tôi gọi là nhà, Nói hay nổ?, Mặt hay miệng?, Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy, Lại đực hay lại cái?, Nói bóng nói gió, Ăn có nhai, nói có nghĩ...
Đọc Lắt léo tiếng Việt còn để nhận thấy tình cảm của một nhà thơ với tiếng mẹ đẻ, mà anh từng khẳng định “Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt”.
Bình luận (0)