Theo CNN, Nhật Bản hiện có 1,48 việc làm mở ra cho mỗi ứng viên xin việc. Đây là con số cao nhất kể từ năm 1974, khi mức tăng trưởng nhanh từng đẩy tỷ lệ việc làm cần tuyển dụng trên số ứng viên xin việc lên 1,53. Nhật Bản hiện thiếu hụt lao động hơn cả thời bùng nổ kinh tế vào đầu thập niên 1990.
Dù vậy, đây là tin tốt cho kinh tế Nhật Bản. Chuyên gia nghiên cứu kinh tế Nhật Marcel Thieliant tại Capital Economics cho hay: “Có rất nhiều người tham gia vào thị trường lao động, đây là điểm tốt”. Số người lớn tuổi và phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động tăng lên vì “tình trạng thiếu lao động buộc nhiều doanh nghiệp phải tuyển dụng những người trước đây không đi tìm việc”, ông Thieliant nói.
tin liên quan
Lao động nước ngoài tại Nhật Bản lần đầu vượt 1 triệu ngườiĐặc biệt, lao động người Việt Nam tại Nhật Bản vừa tăng đến hơn 50% trong năm 2016.
Điều này cho thấy kế hoạch giúp phụ nữ tham gia và thị trường lao động để giúp nền kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có ít nhiều kết quả khả quan. Số liệu mới dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản giảm nhẹ trong những tháng tới, thúc đẩy kỳ vọng chi tiêu tiêu dùng ì ạch sẽ thay đổi. Chi tiêu tiêu dùng thường tăng khi có thêm nhiều người tham gia vào lực lượng lao động.
Song đồng thời, tình trạng thiếu lao động cũng nhấn mạnh vài khó khăn mà nước Nhật phải đối mặt. Dù kinh tế Nhật tăng trưởng, dữ liệu mới chỉ ra rằng số người lao động ở nước này đang giảm thay vì số lượng công ăn việc làm tăng.
Tuổi thọ tăng và tỷ lệ sinh thấp khiến quốc gia Đông Á có dân số già, làm suy giảm lực lượng lao động và đe dọa tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Nhật Bản nổi tiếng với việc không ưu ái ý tưởng sử dụng lao động nhập cư để bù đắp sự thiếu hụt. Thị trường lao động chặt chẽ chưa có dấu hiệu cho thấy lương bổng người lao động được tăng lên đáng kể nhưng đã có dấu hiệu cho thấy một số công ty Nhật Bản đang chuyển công ăn việc làm ra nước ngoài vì không tìm đủ nhân lực nội địa.
tin liên quan
Sinh viên Việt Nam đổ xô du học, làm việc tại Nhật BảnTrong trận chiến giành sức ảnh hưởng và cơ hội ở Đông Nam Á với Trung Quốc, Nhật Bản đang tiến vào mặt trận mới: giáo dục.
Bình luận (0)