(TNO) Sáng nay 10.7, TS đã thi môn cuối cùng các khối B, C, D của đợt 2, kỳ thi ĐH-CĐ 2012.
>> Gợi ý giải đề thi môn sinh (Khối B)
>> Gợi ý giải đề thi môn văn (Khối C, D)
>> Gợi ý giải đề thi môn toán (Khối B, D)
>> Gợi ý giải đề thi môn Sử
Môn hóa (khối B) và tiếng Anh (khối D) thi trắc nghiệm, với thời gian làm bài 90 phút. Môn địa (khối C) thi tự luận, với thời gian làm bài 180 phút.
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, tại các hội đồng thi (HĐT), TS ra về sau khi kết thúc môn thi cuối trong tâm lý khá thoải mái.
TS Nguyễn Thị Hậu (ngụ Đà Nẵng, thi vào ngành Giáo dục Tiểu học của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhận xét: "Đề thi môn tiếng Anh năm nay dễ hơn năm trước nhiều!".
Theo Hậu, em chỉ học trung bình khá tiếng Anh nhưng cũng có thể được 7 - 8 điểm.
TS Trương Hớn Mỹ (học sinh Trường THPT Trần Quang Khải, TP.HCM) cũng cho rằng đề dễ, "chỉ khó hơn đề thi tốt nghiệp một chút ở phần bài đọc hiểu vì có một vài từ lạ".
Nhiều TS có sức học trung bình khá môn tiếng Anh đều nhận định đề ra theo những dạng quen thuộc, không đánh đố hay "gài bẫy" TS.
"Em thấy khối D đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái nên sợ... điểm đậu ĐH sẽ cao hơn năm ngoái", TS Hậu nói.
Đề thi môn hóa (khối B) sáng nay được nhiều TS đánh giá là dài, một số câu khó nên đành phải đánh đại.
|
TS Nguyễn Xuân Thái, học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TP.HCM) cho biết đề hóa khá dài. Mặc dù đề hóa không đánh đố nhiều như đề hóa khối A nhưng lại có nhiều chỗ "bẫy" hơn.
Thi tốt nghiệp được 10 điểm môn hóa, Thái đánh giá làm được khoảng 90% đề thi sáng nay. 10% các câu còn lại là Thái đánh đại vì không kịp đọc đề.
Tương tự, TS Đàm Gia Bảo, học sinh Trường THPT Bình Thạnh (Tây Ninh) cho biết mặc dù điểm thi tốt nghiệp là 9,5 điểm môn này nhưng chỉ làm được khoảng 50% đề thi hóa khối B.
“Có 5-6 câu em không kịp đọc nên đánh đại. Phần lý thuyết thì ít trong khi phần bài tập nhiều. Trong đó, có những bài phải giải qua nhiều bước mới ra kết quả nên rất mất thời gian”, Bảo nói.
Tan thi môn địa lý, nhiều TS ở HĐT Trường THPT Ernst Thalmann (Q.1) vui vẻ rời trường thi vì cho là đề thi địa lý không khó.
|
Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Bích, học sinh Trường THPT Trần Quốc Toản (Đắk Lắk), với đề thi này, em làm được khoảng 70%.
“Câu hỏi về biển đảo thực ra đơn giản vì học sinh đã được tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin. Câu hỏi này em tự tin nhất”, Bích nói.
Nguyễn Phạm Nhật Hạ, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) cũng cho rằng những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam đã được dự báo từ trước nên khi đề ra thì không bất ngờ.
Với Hạ, đề thi không khó nên em làm được hết và dự đoán sẽ đạt khoảng 7 điểm. Tất cả các câu hỏi đều nằm trong chương trình học. Tuy nhiên, không phải câu nào cũng đi vào kiến thức trọng tâm thường ôn tập nên học sinh nào học tủ sẽ lúng túng với đề thi này.
Đề thi tiếng Anh hay Theo thầy Lưu Hoằng Trí, giáo viên bộ môn tiếng Anh, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền: Đề thi đại học môn tiếng Anh khối D bám sát chương trình lớp 12 và bậc THPT. Phần ngữ pháp kiểm tra kiến thức cơ bản nhưng cũng có một vài câu phân loại học sinh. Phần từ vựng không khó lắm nếu học sinh có sự chuẩn bị tốt. Phần bài đọc điền khuyết có phần nhẹ hơn các năm trước một chút nên học sinh trung bình khá có thể làm được. Phần Đọc hiểu gồm hai bài có độ dài khoảng 420-440 từ phù hợp với cấu trúc đề của Bộ GD-ĐT. Bài đọc về đề tài “Commuting” kiểm tra kỹ năng đọc lấy thông tin cụ thể và ý chính, bài đọc còn lại với đề tài “Learning” là bài đọc phân tích, tổng hợp và suy diễn với những câu hỏi rất hay được biên soạn công phu để đánh giá chính xác trình độ học sinh. Nhìn chung, đề thi hay, bám sát chương trình cơ bản nhưng vẫn đánh giá chính xác năng lực học sinh. Nguyên Mi (ghi) |
Đề hóa: Thí sinh khá giỏi sẽ đánh đại 4 - 5 câu Theo thầy Nguyễn Văn Bình, giáo viên bộ môn hóa, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP.HCM), mức độ khó đề thi khối hóa khối B tương đương với khối A và cũng tương tự như năm ngoái. Nội dung kiến thức bám sát sách giáo khoa. Phần lý thuyết và bài tập có các câu hỏi tương đương nhau. Kiến thức chủ yếu tập trung ở lớp 11, 12. Lý thuyết có phần đa dạng hơn năm ngoái nhưng không khó hơn. Trong khi đó, phần bài tập lại có những câu hỏi tương đối dài đòi hỏi TS phải vận dụng khả năng tư duy, làm nhanh mới có thể giải quyết được. Vì kiến thức đa dạng, dàn trải nên TS phải đọc sách nhiều, làm qua nhiều dạng, nắm vững kiến thức sách giáo khoa mới có thể đạt 6-7 điểm. Số lượng điểm 8 trở lên sẽ rất ít. Nhiều em có học lực khá giỏi sẽ đánh đại 4 - 5 câu bài tập vì không đủ thời gian đọc kỹ. Hoàng Quyên (ghi) |
Nhận định về đề thi ĐH môn địa lý, thầy Trần Văn Quang - Tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), cho biết: Đề vừa sức với học sinh. Có phân hóa nhờ mấy câu hỏi tại sao và biểu đồ. Học sinh trung bình khá có thể đạt được 5 - 6 điểm. Bài 8 điểm trở lên chỉ khoảng 5%. Cụ thể như sau: Câu I. 1.a.Nguyên nhân, hậu quả của bão là câu hỏi lý thuyết có trong bài học, khá dễ với các em. 1 b.Nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cũng không khó. Như vậy câu I.1. này các em có thể có đủ điểm. Câu I. 2 Đặc điểm dân số cũng không khó lắm. Tuy nhiên các em có thể làm thiếu ý hoặc dài dòng. Tại sao dân số đông là thế mạnh cũng không khó lắm, nhưng nếu không cẩn thận các em có thể mất 0,25 hoặc 0,5 điểm phần này. Câu II.1. Chứng minh tài nguyên du lịch đa dạng: tương đối khó vì các em sẽ làm dài dòng về các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Câu II.2. Phân tích thế mạnh chủ yếu của đồng bằng sông Hồng hơi khó với các em vì sách giáo khoa chỉ có sơ đồ nên phụ thuộc vào thầy dạy trên lớp. 2b. Tại sao việc làm là vấn đề nan giải ở đây cũng tương đối khó vì câu trả lời phải nêu lý do không chỉ ở dân số đông, mà còn ở cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế của vùng. Câu III. Vẽ biểu đồ là câu khó. Nhiều học sinh có thể sẽ không xác định được vẽ biểu đồ nào? Ở đây bài có 2 đơn vị và có 4 năm nên ta vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường. Cách làm hay nhất là sản lượng nuôi trồng và đánh bắt ta vẽ cột chồng, còn giá trị sản xuất thủy sản ta vẽ đường. Về phần nhận xét thì không có gì khó nên các em có thể được điểm ở phần này. Tuy nhiên có khi đề yêu cầu vẽ đúng mới chấm nhận xét nên có thể TS vẽ sai mà có nhận xét đúng vẫn không có điểm. Câu IV. Tự chọn ở 2 đề ngang nhau. Không khó lắm ở cả 2 đề tự chọn. Câu này hay vì có tính thời sự khi nói về biển và các quần đảo nước ta thuộc tỉnh, thành nào. Viên An (ghi) |
Nguyên Mi - Hoàng Quyên
>> Sau tai nạn, nhiều thí sinh vẫn quyết đi thi
>> Tranh luận về thần tượng, kẻ cơ hội và người chân chính
>> Đề sinh có "bẫy", đề văn tạo hứng thú
>> Thi ĐH đợt 2: Sáng nay thi môn văn (C, D), sinh (B)
>> Kinh nghiệm làm bài tốt trong đợt 2
>> Đợt 2 kỳ thi ĐH, CĐ: Tránh những sai sót đáng tiếc
>> Thí sinh ít điều chỉnh sai sót hơn đợt 1
>> Tuyển sinh ĐH, CĐ: Được hạ điểm chuẩn xét tuyển
>> Hơn 75% thí sinh làm thủ tục dự thi ĐH đợt 2
>> Những lưu ý để làm tốt bài thi ĐH
>> Tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục cao, sai sót nhiều
Bình luận (0)