Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế T.Ư (Ciem), một trong những nhiệm vụ trọng tâm là giảm chi phí logistics. “Chúng ta đều đã biết hết tất cả các vấn đề từ dài hạn đến tổng thể, nhưng thiếu nói đến nguyên nhân, chưa chỉ rõ trách nhiệm do ai gây ra”, ông Cung nói và dẫn chứng, ví dụ tại sao 90% đầu tư vào hạ tầng lại vào đường bộ, trong khi chi phí đắt nhất. Phân bổ nguồn lực vào chỗ hiệu quả kém nhất, nguyên nhân và trách nhiệm do đâu?
tin liên quan
Không để ‘một rò rỉ nhỏ nhấn chìm con tàu lớn’Cũng theo chuyên gia này, các DN đã nêu ra rất nhiều giải pháp, trong khi cơ quan nhà nước giải pháp còn chung chung. Về thể chế, Chính phủ đã có nhiều nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, yêu cầu cắt giảm 1/2 điều kiện kinh doanh. “Trong vận tải và logistics có rất nhiều điều kiện kinh doanh, bỏ những điều kiện trong lĩnh vực này không đơn giản. Bộ trưởng GTVT nên tham khảo kinh nghiệm của Bộ trưởng Công thương, nói bỏ thì dễ nhưng ở dưới tiếc lắm. Vụ này vụ kia bảo phải giữ anh ạ, thế là cuối cùng không bỏ được cái nào. Trong số các điều kiện kinh doanh, chúng tôi có thể chỉ ra hàng trăm thứ vô lý, phải rất thấu hiểu vấn đề này thì mới giải quyết được”, ông Cung nêu.
Trao đổi bên lề hội nghị, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu chúng ta đã đi sau. Vì thế, phải chấp nhận những thua thiệt trong xây dựng thương hiệu, tăng cường giá trị gia tăng ở trong nước. Logistics đang là cản trở vào sự tham gia chuỗi giá trị này, mà nguyên nhân do quá nhiều bộ ngành cùng tham gia hoạt động quản lý và phát triển logistics, cắt giảm chi phí logistics chưa có sự đồng bộ, toàn diện chung, trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế. “Công tác quản lý nhà nước trong các ngành về thương mại còn nhiều bất cập, rào cản, đặc biệt trong quản lý kiểm tra chuyên ngành, hoạt động về xuất nhập khẩu... dẫn đến việc thông quan hàng hóa, xuất nhập khẩu của DN bị tốn kém nhiều, thiệt hại về thời gian và vật chất”, ông Tuấn Anh cho biết.
Bộ trưởng Công thương cũng cho rằng, với các DN hoạt động logistics hiện nay, yếu nhất, trở ngại lớn nhất là quy mô DN quá nhỏ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Vì thế phải tăng quy mô về tài chính, liên kết giữa các DN, cơ chế đối thoại tạo điều kiện cho DN phản ánh chính sách, đề xuất nhu cầu cũng rất quan trọng.
Theo WB, chi phí thương mại của VN đang cao hơn mức trung bình của các nước ASEAN-4, thời gian tuân thủ thủ tục hành chính nhập khẩu của VN chiếm tới 76 giờ, cao hơn đáng kể so với Trung Quốc (54 giờ) và ASEAN-4 (28 giờ)... WB cho rằng, giao thông đã không bắt kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tiềm năng phát triển của VN bị hạn chế do thiếu mạng lưới vận tải đa phương thức nối các cực tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế chính, trong khi các dịch vụ logistics và giao thông chất lượng yếu kém.
|
Bình luận (0)