Theo ông Trần Đức Quý, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trường có 3 chương trình đào tạo liên kết với Úc, Anh và Mỹ nhưng tới nay cả 3 đều dừng.
“Hiện không có trường nào phát triển được các chương trình hợp tác quốc tế của Việt Nam vì du học nước ngoài hiện dễ hơn trước đây nhiều. Đây là khó khăn rất lớn khi các trường Việt Nam muốn cạnh tranh hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đầu tư xây dựng một số trường ĐH mang thương hiệu quốc tế như Việt Đức, Việt Pháp, Việt Nhật, Việt Anh... Người học sẽ chọn đi học các trường này thôi chứ còn học các chương trình liên kết làm gì nữa?”.
tin liên quan
Bê bối chương trình liên kết nước ngoàiViệc liên kết đào tạo với nước ngoài trong một thời gian dài thiếu
sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật đã nảy sinh nhiều hệ
lụy với cả người học, cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý.
Ông Nguyễn Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên, cũng xác nhận các chương trình liên kết không tìm được người học là có thật. “Là một ĐH vùng với nhiệm vụ đào tạo nhân lực chủ yếu cho các tỉnh trung du miền núi phía bắc, ĐH Thái Nguyên không đặt ra mục tiêu quá cao khi lựa chọn đối tác để liên kết đào tạo. Tuy nhiên thời gian trước đây, nguồn tuyển sinh còn tương đối, nhưng gần đây có những ngành không tuyển sinh được nữa nên số lượng chương trình liên kết cũng giảm bớt đi. Thậm chí, có những chương trình tuyển sinh được hàng trăm học viên cao học, 50 - 60 nghiên cứu sinh nay cũng không còn tuyển sinh được nữa, phải dừng lại”, ông Vui cho hay.
Một số trường như ĐH Kinh tế quốc dân, Bách khoa Hà Nội tình hình khả quan hơn nhờ các trường này đã chọn được những đối tác có thứ hạng trong các bảng xếp hạng. Số chỉ tiêu tuyển được của các trường này nhích dần trong những năm qua. Thậm chí Trường ĐH Kinh tế quốc dân còn tiếp tục tăng số lượng chương trình thạc sĩ. Tuy nhiên, các trường này cũng khẳng định liên kết đào tạo với nước ngoài chỉ “ăn thua” ở trình độ ĐH. Chương trình sau ĐH thì cùng lắm mở đến thạc sĩ, còn tiến sĩ thì hầu như không thể vì các trường quốc tế đòi hỏi rất cao về điều kiện đào tạo, mà các trường Việt Nam thường khó đáp ứng được.
tin liên quan
Văn bằng do trường nước ngoài cấp như thế nào thì được Bộ GD-ĐT công nhận?Dư luận hiện đang quan tâm thông tin bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Anh do trường nước ngoài cấp nhưng không được Bộ GD-ĐT công nhận. Vậy văn bằng như thế nào thì mới là văn bằng được Bộ GD-ĐT công nhận?
Ông Nguyễn Xuân Vang cũng xác nhận các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài vài năm gần đây có xu hướng giảm do thị trường bão hòa. Theo thống kê của Cục Hợp tác quốc tế thì từ năm 2000 đến nay đã có 485 chương trình liên kết đào tạo triển khai tại Việt Nam, trong đó Bộ GD-ĐT cấp phép là 485, Bộ phê duyệt 274 chương trình, các ĐH và trường ĐH tự chủ phê duyệt 211 chương trình. Cho tới tháng 10.2016, còn 316 chương trình đang hoạt động và 169 chương trình đã chấm dứt hoạt động.
Bình luận (0)