Trong cuộc gặp mặt với đại diện các tổ chức dệt may Việt Nam, AGTEK, VCOSA, VINATEX, Phòng Thương mại Ấn Độ (INCHAM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ở TP.HCM, ông K. Srikar Reddy, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, cho biết: "Năm 2018 là một năm tuyệt vời trong ngoại giao cấp cao giữa hai quốc gia".
Việt Nam và Ấn Độ đều nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực dệt may và có một số điểm chung trong sản xuất/trao đổi hàng hóa. Trong lĩnh vực dệt may, xuất khẩu của Việt Nam vượt 31 tỉ USD trong năm 2017. Tuy nhiên, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trị giá 19 tỉ USD, đặc biệt là sợi và vải trong năm 2017.
tin liên quan
Việt Nam là đối tác quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình DươngTrong giai đoạn từ tháng 4-8.2018, xuất khẩu dệt may của Ấn Độ sang Việt Nam đã tăng hơn 59% so với cùng kỳ năm 2017-2018 để đạt mức 257 triệu USD.
Theo thống kê đến tháng 9.2018, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam ước tính đạt khoảng 877 triệu USD. Thương mại song phương Ấn Độ - Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 9,18 tỉ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2017.
Ấn Độ hiện là một trong những nhà cung cấp vật liệu, vải và máy móc chất lượng cao với giá cạnh tranh nhất trên thế giới và là đối tác quốc tế đáng tin cậy của Việt Nam.
Theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ, hầu hết các loại sợi, vải dệt thoi và vải dệt kim có thể được nhập khẩu miễn thuế từ Ấn Độ từ ngày 1.1.2019.
Các công ty Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận thị trường khổng lồ 1,3 tỉ dân ở Ấn Độ bằng cách đầu tư vào sản xuất sợi, vải, hàng may sẵn… ở quốc gia đông dân thứ nhì thế giới. Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ cho phép 100% vốn FDI theo con đường tự động trong dệt may.
Bình luận (0)