Nhiều hàng hóa của Việt Nam bị điều tra thuế

Chí Nhân
Chí Nhân
16/09/2022 15:22 GMT+7

Cá tra Việt Nam đang phải gánh thuế chống bán phá giá lên tới 2,39 USD/kg ở thị trường Mỹ. Trên thực tế, các sản phẩm của Việt Nam đang có xu hướng bị áp thuế ngày càng nhiều ở các thị trường nước ngoài.

Cụ thể, ngày 25.7.2022, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết luận sơ bộ của vụ việc, cho rằng sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào nước này nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác không bị áp dụng các loại thuế này. Kết luận cuối cùng dự kiến được ban hành vào ngày 31.1.2023.

Cùng với cá tra, nhiều sản phẩm sắt thép, gỗ đang bị điều tra thuế ở Mỹ

Chí Nhân

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang điều tra chống lẩn tránh đối với thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam. Từ tháng 2.2017, DOC đã áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên các sản phẩm thép tấm không gỉ có xuất xứ Trung Quốc với mức thuế rất cao từ 63,86 - 190,71%. Trong khi đó, mức thuế nhập khẩu Mỹ đang áp dụng với thép tấm không gỉ của Việt Nam là 0%. Thời gian qua, Mỹ đã gia hạn thời gian điều tra đến 5 lần và dự kiến ngày 4.1.2023 sẽ ra phán quyết cuối cùng.

Ngày 6.9, Cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra rà soát thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu (Oil country tubular goods - OCTG) nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam. Mục đích của vụ việc điều tra rà soát này là xác định lại giá trị thông thường và giá xuất khẩu, từ đó xem xét xác định lại biên độ phá giá cho giai đoạn từ ngày 1.1 - 31.12.2021.

Theo kết luận này, ngoại trừ một số công ty Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ và Hàn Quốc cung cấp thêm thông tin trong quá trình rà soát và được hưởng mức thuế riêng rẽ, mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho tất cả các nhà xuất khẩu OCTG còn lại, trong đó có Việt Nam là 37,4%. Mức thuế này sẽ được áp dụng từ ngày 6.9.2022. Thời hạn để các bên đưa ra bình luận với kết luận cuối cùng của CBSA là ngày 19.9.2022.

Theo TS Lê Đăng Doanh, do tình trạng lạm phát gia tăng, sức tiêu dùng giảm, các nước gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần thật sự nghiêm túc tuân thủ các quy định ở các nước nhập khẩu cũng như trân trọng từng cơ hội thị trường.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.