Những làng này mỗi khi tổ chức lễ hội phải đi mượn ở các làng khác, hoặc lễ hội truyền thống không còn duy trì như ngày trước nữa nên không cần chiêng.
Nguyên nhân được cho là lớp người lớn tuổi ngày càng mất đi, còn lớp trẻ không mặn mà với cồng chiêng, cho rằng khó tập, khó chơi lại lạc hậu so với những nhạc cụ mới và văn hóa hiện nay. Bên cạnh đó, do nhiều lễ hội truyền thống là nơi không gian văn hóa của cồng chiêng không còn nữa, nên môi trường diễn xướng nhạc cụ này thiếu đất sống, dẫn đến giá trị bản sắc văn hóa cũng bị ảnh hưởng. Việc nghiên cứu, bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng của tỉnh Kon Tum thời gian qua cũng chỉ dừng ở mức sưu tầm, ghi chép tư liệu thô, chưa được làm bài bản thành tư liệu phổ biến rộng rãi.
Bình luận (0)