Chương trình được trực tiếp tại: thanhnien.vn, Facebook/thanhnien.com và YouTube Thanh Niên.
Học sinh giỏi toàn diện hay giỏi khối ngành dự thi?
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH chính quy đã công bố, dự kiến sẽ có điểm sàn cho khối ngành sức khỏe. Trong đó, riêng xét học bạ yêu cầu học sinh học lực giỏi lớp 12.
tin liên quan
Tuyển sinh nhóm ngành y tế, sức khỏe có gì mới?“Nếu không có đủ học lực thì sẽ lãng phí về thời gian, tiền bạc của người học. Nếu đào tạo mà chất lượng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến nền y tế của nước nhà. Vì vậy mà trước đây dù chưa có điểm sàn chung nhưng các trường vẫn có sự xác lập riêng”, tiến sĩ Hải nói.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Hải, về tiêu chí học sinh (HS) giỏi lớp 12 khi xét tuyển bằng học bạ thì nên chăng yêu cầu HS chỉ cần đạt từ 8 trở lên với các môn trong tổ hợp xét tuyển ở học bạ là được. Đồng quan điểm này, thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Văn Lang, cũng cho rằng ngưỡng điểm sàn này sẽ hạn chế được tình trạng tuyển sinh tràn lan với khối ngành sức khỏe. Tuy nhiên theo ông Tuấn: “Một HS để đạt HS giỏi toàn diện không dễ. Cách của Bộ là xét HS giỏi khá toàn diện, trong khi yêu cầu xét tuyển của các trường thì theo năng lực học tập. Nên chăng quy định HS có năng lực giỏi các môn trong tổ hợp xét tuyển thay vì khá giỏi toàn diện như dự thảo”.
Một thông tin lưu ý là theo ông Võ Thanh Hải, thực tế từ trước năm 2018 chưa có trường ĐH nào xét tuyển học bạ vào ngành đào tạo bác sĩ y khoa.
Bổ sung hình thức xét điểm thi năng lực
|
Tương tự, thạc sĩ Bùi Văn Thời, cán bộ tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho hay Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đang đào tạo các ngành: y khoa, y học dự phòng, dược và điều dưỡng. Trong đó, y khoa và y học dự phòng chỉ xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, không xét tuyển học bạ. Hai ngành còn lại vẫn xét tuyển song song 2 hình thức, trong đó có xét tuyển học bạ bằng nhiều tổ hợp khác nhau.
Tuy nhiên ở các trường, năm nay còn có thêm hình thức xét tuyển kết quả bài thi năng lực cho các ngành này.
Cũng theo ông Thời, năm nay trường sử dụng đồng thời 5 phương thức tuyển sinh, trong đó một phương thức mới đáng chú ý là xét dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm nay (bên cạnh các phương thức: kết quả thi THPT quốc gia; xét theo học bạ; điểm; tuyển theo quy chế của bộ, xét tuyển thí sinh học chương trình nước ngoài).
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn thông tin, năm nay Trường ĐH Văn Lang cho phép thí sinh có thể sử dụng kết hợp điểm môn trong kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ để xét tuyển vào các ngành của trường. Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên trường có sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Kết quả này sẽ được sử dụng cho tất cả các ngành của trường, trong đó có các ngành sức khỏe.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải lưu ý, ngoài tổ hợp truyền thống của khối ngành sức khỏe là toán, hóa, sinh thì có thêm một số tổ hợp mới có sự kết hợp giữa môn toán, văn và bài thi khoa học tự nhiên hoặc tiếng Anh. Trong đó, vẫn đảm bảo có các môn toán, hóa, sinh nhưng có sự kết hợp với môn tiếng Anh… “Điều này trong một số trường hợp sẽ tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh trong trường hợp điểm trung bình các môn cao hơn điểm từng môn”, ông Hải nhấn mạnh.
Ý kiến
Các trường sẽ thu hẹp nguồn tuyển
Nguồn tuyển sinh của trường tập trung vào các tỉnh trung du và miền núi phía bắc, mà mặt bằng học lực của thí sinh khu vực này khó mà ngang bằng với các em ở khu vực đồng bằng, thành phố lớn. Nếu giờ đưa ra mức sàn chung cho cả nước thì rõ ràng có nhiều trường sẽ bị thu hẹp nguồn tuyển, tạo thêm những yếu tố rủi ro tiềm ẩn, và khó giữ được chất lượng đầu vào như đã đạt được trong những năm gần đây.
GS Nguyễn Văn Sơn
(Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược, ĐH Thái Nguyên) Không nên chỉ làm thỏa mãn yêu cầu của “trường lớn”
Phải làm sao để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng nhưng không cực đoan. Vừa phải đảm bảo lợi ích tất cả các trường, cũng như phải quan tâm tới mong muốn của người học. Nếu mục tiêu là sức khỏe người dân phải được chăm sóc thì không thể chỉ thỏa mãn yêu cầu chất lượng của mấy “trường lớn”, vì chỉ tiêu mấy trường đó thì có hạn, mà nhu cầu nhân lực của ngành y tế thì cần nhiều hơn thế rất nhiều.
Nguyễn Minh Lợi
(Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế) Yếu tố đầu vào không là tất cả
Áp đặt một cách chủ quan mức điểm sàn không chỉ khiến các trường khác gặp khó khăn về nguồn tuyển sinh, mà còn gây thiệt hại cho xã hội khi những em tuy không thực sự xuất sắc nhưng có ước mơ bị tước mất cơ hội học ngành mình yêu thích. Đào tạo là một quá trình, đầu vào là một yếu tố chứ không là tất cả.
PGS Phạm Dương Châu
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội) Quý Hiên (ghi)
|
Bình luận (0)