|
Đó là bệnh nhân Nguyễn Văn Vinh (52 tuổi, trú xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong) bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào tay trong lúc phát quang bụi rậm trước nhà vào chiều 19.10.
Trước đó một ngày, bệnh nhân Nguyễn Phần (trú xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh) cũng được người nhà đưa vào cấp cứu sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân lúc đang làm cỏ trong vườn cao su.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sở dĩ 5 bệnh nhân giữ được mạng sống một phần là do được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, thường các bệnh nhân chỉ đau nhức, vẫn tỉnh táo, tuy nhiên, khoảng 6 đến 12 giờ sau, các điểm bị rắn cắn bắt đầu sưng, phù nề… và nếu không được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân sẽ bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để hạn chế bị rắn cắn, nhất là vào mùa mưa, khi làm vườn, phát quang bụi rậm người dân nên mang ủng, bao tay… Còn nếu không may bị rắn cắn thì cần tránh can thiệp vào vết thương và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Tin, ảnh: Nguyễn Phúc - Thái Dương
>> Bị rắn cắn vào chỗ hiểm
>> Rắn cắn “trái mùa”
>> Nhiều người chết vì rắn cắn
>> Thần dược chữa rắn cắn
Bình luận (0)