Ngày 13.11, tại Trường ĐH Lao động - Xã hội cơ sở II (TP.HCM) đã diễn ra hội thảo quốc tế về công tác xã hội với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Với chủ đề "Phát triển hòa nhập xã hội dựa vào cộng đồng: Cơ hội và thách thức", hội thảo đã nhận được trên 100 tham luận và chia sẻ của những nhà khoa học, chuyên gia công tác xã hội, các nhà hoạt động, quản lý, hoạch định và thực thi chính sách, các nhà khoa học, giảng viên, các cơ sở xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hành đến từ Đức, Mỹ, Nga, Úc, Ấn Độ, Anh, Hà Lan, Singapore, Tajikistan, Philippines, Việt Nam, các vùng lãnh thổ Đài Loan và Hồng Kông.
tin liên quan
Cô nữ sinh giỏi mồ côi vươn lên nghịch cảnh
Chính sự tự ti, bi quan về cuộc sống mồ côi dẫn đến trẻ luôn ở trong trạng thái “buồn tủi’ cho bản thân và luôn nghĩ rằng “không ai có thể giúp đỡ cho mình”.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ còn vi phạm nội quy, nền nếp của nhà trường (không đi học đúng giờ, không thực hiện đúng trang phục theo quy định..). Một số trẻ hay gây gổ, đánh nhau với các bạn, xin đồ đạc hoặc tự ý lấy đồ của bạn.
tin liên quan
'Bố Đường' của học trò mồ côiTheo tiến sĩ Kiên, có một số lượng nhỏ học sinh ở những trường tiểu học chưa biết yêu thương chia sẻ mà có ý coi thường, phân biệt giữa bạn có gia đình bình thường, có điều kiện vật chất tốt với những trẻ em mồ côi đến từ các cơ sở bảo trợ xã hội. Một số phụ huynh còn kỳ thị, không muốn cho con em mình chơi với trẻ em mồ côi sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội. “Con số này tuy không lớn nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hòa nhập của trẻ”, tiến sĩ Kiên nhận xét.
Tác giả nghiên cứu trên khẳng định trẻ mồ côi có kết quả học tập chưa đạt mục tiêu theo tiến độ chung của nhà trường, nên cần được bồi dưỡng theo chương trình riêng. Nhà trường phải chủ động tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, coi đó là nhiệm vụ quan trọng khi tiếp nhận các em vào học.
Song song đó, nhân viên giáo dục và người bảo trợ, cán bộ quản lý trong các cơ sở bảo trợ xã hội cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường tiểu học trong giáo dục hòa nhập cho trẻ mồ côi để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Bởi vì, chính các cơ sở bảo trợ xã hội là gia đình thay thế của các em, nhân viên giáo dục, người bảo trợ và cán bộ quản lý đều là cha mẹ thay thế của các em.
Bình luận (0)