Trước ý kiến dư luận xã hội cho rằng nhiều trường không nhận đủ chỉ tiêu tuyển sinh trong đợt 1 là do tình trạng “thí sinh ảo”, bà Phụng cho biết, khi đưa vào quy chế tuyển sinh 2016, quy định cho phép thí sinh đăng ký đồng thời 2 trường ngay trong đợt 1 để tăng cơ hội trúng tuyển, vấn đề “thí sinh ảo” đã được nhìn nhận là một khó khăn mà các trường phải xử lý. Các trường gặp khó khăn trong tuyển sinh vì ảo chỉ là một phần, quan trọng là nguồn tuyển không còn được dồi dào như trước.
"Những năm gần đây, số lượng thí sinh đăng ký thi/xét tuyển vào đại học tương đối ổn định, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ngày càng tăng, làm nguồn tuyển giảm đi. Mặt khác, việc phân luồng sau trung học phổ thông cũng đạt được những kết quả nhất định; những thông tin về thị trường lao động, về thất nghiệp và việc làm đã đầy đủ hơn, là những kênh tham khảo hữu ích cho người học. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vẫn còn ở mức hạn chế, thông tin về thị trường lao động gần đây cũng đã tác động đến quyết định nhập học đại học của một số thí sinh”, bà Phụng phân tích.
|
Tuy nhiên, theo bà Phụng, chỉ là khó khăn hơn thôi chứ nguồn tuyển năm nay vẫn nhiều hơn tổng số chỉ tiêu của các trường đại học, bởi hệ số dôi dư là 1,27.
“Năm nay, toàn bộ cơ sở dữ liệu điểm thi THPT quốc gia của 120 cụm thi (bao gồm 70 cụm thi đại học do các trường đại học chủ trì và 50 cụm thi tốt nghiệp do sở GD-ĐT và Cục Nhà trường chủ trì) đều được các cụm thi công bố công khai. Tất cả các số liệu trên đều có thể kiểm tra được, nên không thể nghi ngờ về nguồn tuyển sinh”, bà Phụng nói.
tin liên quan
Phải khẳng định nhập học mới trúng tuyểnMột điểm mới quan trọng trong quy chế tuyển sinh năm nay là thí
sinh dù có tên trong danh sách trúng tuyển nhưng chưa nộp giấy chứng
nhận kết quả thi vẫn chưa thực sự trúng tuyển.
Quy hoạch mạng lưới, tự chủ đại học và đào tạo nhân lực chất lượng cao
Sở dĩ năm nay nhiều trường, kể cả những trường tốp trên, không tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1 là do việc giải quyết bài toán thí sinh ảo năm nay khó khăn hơn nhiều so với thời kỳ “3 chung”. Các trường vừa phải giải quyết mục tiêu tuyển đủ chỉ tiêu trong bối cảnh ảo, vừa phải tránh chế tài nghiêm khắc với những trường vượt quá chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng.
Bà Phụng cho biết: “Việc khó nhưng không phải là không trường nào làm được. Một số trường như Trường Đại học Luật TP.HCM, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội), Trường Đại học Y tế Công cộng… đã nhận đủ thí sinh đăng ký nhập học”.
Cũng theo bà Phụng, để tránh tình trạng các trường phải thấp thỏm chờ đợi kết quả tuyển sinh như hiện nay, không thể chỉ giải quyết bằng chính sách tuyển sinh. Vấn đề là phải giải quyết từ gốc, nhằm giúp hệ thống giáo dục ĐH lớn mạnh hơn. Để làm được điều này, trong năm học tới, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ chủ chốt là quy hoạch mạng lưới, tự chủ đại học và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Hiện, Bộ GD-ĐT đã xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Khung trình độ Quốc gia để chuẩn hóa chất lượng đào tạo.
Bình luận (0)