Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM về trực trạng các trường ĐH cho biết: nhiều trường còn sử dụng quá nhiều cơ sở thuê mướn để hoạt động đào tạo và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép đặt địa điểm đào tạo. So với cam kết thành lập, nhiều trường chưa có đủ đất thuộc sở hữu mà vẫn còn thuê mướn cơ sở đào tạo tạm bợ. Đa số các trường còn hạn chế trong việc lưu trữ hồ sơ nhân sự như: một số hồ sơ thiếu hợp đồng lao động, hợp đồng hết hạn, hợp đồng chưa được ký đúng quy định như thời hạn ký hợp giáo viên cơ hữu. Một số hợp đồng ký chức danh nhân viên nhưng lại phân công làm giảng viên cơ hữu, bằng cấp nước ngoài cấp chưa được dịch thuật, công chứng và chưa có thẩm định của Bộ.
Về quy mô đào tạo, tuy số lượng ngành tăng, phát triển nhiều ngành hơn nhưng số lượng sinh viên theo học không tương ứng. Thậm chí có những ngành không tuyển được sinh viên trong nhiều năm liền. Ngoài ra, bất ổn nội bộ và khiếu kiện kéo dài vẫn còn tồn tại ở một số trường, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và hoạt động của nhà trường, gây hoang mang cho học sinh, phụ huynh và dư luận xã hội.
tin liên quan
Sẽ có doanh nghiệp trong trường đại họcThành lập doanh nghiệp trong trường ĐH là hướng đi mà nhiều trường ĐH đang tính tới.
Ở lĩnh vực GD chuyên nghiệp, hiện trên địa bàn TP có 16 trường CĐ và 32 trường trung cấp chuyên nghiệp, tuy nhiên công tác tuyển sinh có nhiều khó khăn. Chưa có chính sách thu hút các nhà đầu tư an tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại có tính chiến lược lâu dài. Cơ sở vật chất của các trường ngoài công lập đa số là thuê, mướn nên khả năng đầu tư không cao, trang thiết bị kỹ thuật của nhiều trường chuyên nghiệp vẫn còn tình trạng chắp vá, thiếu thốn chưa tương thích với quy mô đào tạo hiện có.
Sở GD-ĐT nhìn nhận, việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp ở các trường thực hiện chưa đồng bộ, chưa có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp trong việc biên soạn chương trình đào tạo, chưa tìm hiểu nhu cầu về ngành nghề đào tạo nên chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội.
tin liên quan
Đào tạo ĐH có thể còn 3 năm: Ngành đặc thù quy định riêng?Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Chính phủ phê duyệt, thời gian đào tạo ĐH có thể trong 3 năm. Tuy nhiên, theo đại diện nhiều trường, quy định này không áp dụng được với những ngành đặc thù.
Việc phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp còn chưa thật sự sâu rộng, dẫn đến việc đào tạo theo nhu cầu xã hội còn hạn chế. Chất lượng đầu vào không đồng đều, một bộ phận học sinh chưa xác định động cơ thái độ học tập đúng đắn…
Mạng lưới các trường chuyên nghiệp hiện có chưa được bố trí hợp lý về mặt địa bàn dân cư và khu vực phát triển kinh tế. Còn tập trung nhiều trong nội thành và không cân đối về số lượng trường trên địa bàn quận huyện. Công tác quản lý các trường chuyên nghiệp trên địa bàn còn chồng chéo giữa các sở, ngành.
tin liên quan
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đại học là nơi khơi nguồn khởi nghiệpThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ĐH Quốc gia TP.HCM thêm sứ mệnh khơi nguồn ước mơ khởi nghiệp cho sinh viên, đồng thời chỉ đạo các bộ ngành và địa phương giải quyết sớm, quyết liệt và dứt điểm những vướng mắc trong xây dựng khu đô thị để đưa ĐH này vào tốp các ĐH đứng đầu châu Á.
Trước những bất cập và hạn chế nói trên, Sở GD đề xuất ngoài chế độ miễn giảm hỗ trợ học phí cho học sinh học nghề thì cần có chính sách hay cam kết của doanh nghiệp sử dụng người lao về thu nhập.
Bên cạnh đó, các trường trung cấp chuyên nghiệp cho rằng nên sử dụng cụm từ “phấn đấu” khi quy định về tỷ lệ phân luồng mà phải hoạch định cụ thể ngay từ đầu vào THCS để xây dựng cơ chế thu hút. Và mỗi trường phổ thông nên có giáo viên hay nhân viên phụ trách công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh.
Bình luận (0)