Đã có 26 ý kiến phát biểu tại hội trường, trong đó 17 ý kiến căn bản đồng ý với dự án luật, 9 ý kiến chưa đồng ý. Theo đại biểu Nguyễn Thanh Toàn (Thừa Thiên-Huế) thì chưa cần thiết phải ban hành luật này vì phạm vi điều chỉnh của luật quá hẹp và chỉ tập trung vào một việc duy nhất là cấp giấy chứng nhận đã có tiền án hay chưa. “Ta chỉ chặt một đoạn rất nhỏ, tức là dựa vào cái phần xấu nhất của con người là tiền án mà tòa án đã tuyên để làm căn cứ xây dựng một bộ luật, như vậy đã thỏa đáng chưa? Nếu làm thế này, QH có thể sẽ phải làm rất nhiều luật, ví dụ như khai sinh, khai tử, kết hôn, cấp chứng minh nhân dân, cấp hộ chiếu cũng phải làm mỗi thứ một luật. Mà chứng minh nhân dân còn quan trọng hơn cả lý lịch tư pháp”. Cũng theo ông Toàn, việc để Bộ Tư pháp quản lý và cấp phiếu lý lịch tư pháp cũng không hợp lý và nếu có thông qua luật này thì nên để UBND cấp phiếu lý lịch tư pháp là hợp lý. Cơ quan này sẽ yêu cầu công an, tòa án cung cấp thông tin để lập phiếu.
Luật Lý lịch tư pháp quy định các vấn đề liên quan đến thông tin lý lịch tư pháp của công dân; việc tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp của công dân. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hình sự của tòa án và thông tin về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, không được quản lý, thành lập doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản. Theo đề xuất của Ban soạn thảo, phiếu lý lịch tư pháp sẽ do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp địa phương cấp, trong đó ghi cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.
Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cũng đặt vấn đề có nên ban hành luật này hay không. Theo bà Loan, đây chỉ là một công việc nhỏ của Bộ Tư pháp, tòa án, viện kiểm sát và ngành công an. Bà Loan cho rằng, chỉ nên ban hành một nghị định của Chính phủ, hoặc cần thiết hơn nữa thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra một pháp lệnh chứ không nhất thiết phải ban hành hẳn một bộ luật. Về mô hình cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, đại biểu Loan đề nghị giao cho Bộ Công an hoặc tòa án để tránh sự cồng kềnh.
Dưới góc độ công nghệ, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đặt vấn đề, cần phải đề cao hơn nữa vai trò của tin học trong luật để đảm bảo một bộ máy tinh gọn, giảm thiểu thủ tục hành chính.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Quảng Ngãi) đề nghị đưa cả tiền sự vào phạm vi quản lý lý lịch. Theo đại biểu Sơn, tiền sự trong lĩnh vực hình sự là vấn đề quan trọng, thể hiện nhân thân của một con người vì trong một số trường hợp, một người có thể có nhiều tiền sự mà không thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Ông Sơn cũng cho rằng nên giao việc cấp lý lịch tư pháp cho ngành công an thì hợp lý hơn vì “công an hiện nay đang quản lý rất nhiều giấy tờ liên quan đến người dân, bao gồm chứng minh thư, hộ chiếu, hộ khẩu và làm rất tốt”.
Đặc biệt, đại biểu Phạm Quốc Anh (Đồng Nai) bày tỏ sự bức xúc khi có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc có nên có Luật Lý lịch tư pháp hay không, ông Phạm Quốc Anh nói: “Tôi cho rằng chúng ta phải rút kinh nghiệm. Tôi hết sức ngạc nhiên khi vẫn còn một số đại biểu nói rằng việc ban hành Luật Lý lịch tư pháp có cần thiết hay không. Tôi được biết chỉ có 23 đoàn đồng ý sẽ bàn về luật này nhưng hôm nay QH vẫn bàn. Theo tôi, Thường vụ QH và Ban soạn thảo các dự án luật nên rút kinh nghiệm. Tôi kiến nghị từ nay nếu dự án luật nào đưa ra trình lần đầu mà không được trên 50% đoàn đại biểu hay tổng số đại biểu đồng ý thì tạm ngừng lại để không mất thời gian của QH”.
Trao đổi với Thanh Niên, thiếu tướng Trần Bá Thiều, Giám đốc công an TP Hải Phòng, đại biểu TP Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi đang quản lý con người từ khi mới sinh ra đến lúc mất đi một cách rất bài bản và khoa học, trong khi dự thảo Luật Lý lịch tư pháp chỉ nói đến một phần rất nhỏ về nhân thân của công dân mà ngành công an đang quản lý. Thực tế thì hiện nay chúng tôi vẫn quản lý lý lịch tư pháp. Khi nào cần, thì ngành tư pháp mới sang chúng tôi. Nếu vì dân, theo tôi, QH nên có một luật có tên kiểu như là Lý lịch công dân, đây cũng thực sự là vấn đề cấp bách để quản lý xã hội, và nếu có thể ứng dụng khoa học công nghệ thì đặc biệt thuận lợi. Lý lịch tư pháp là một phần trong đó, khi nào cần thì trích ở đó ra”.
* Chiều qua, QH thảo luận tại hội trường về các ý kiến khác nhau xung quanh dự thảo Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: Không thể giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô
* Các nhà sản xuất than phiền, chính sách thuế của ta hay thay đổi, khiến họ khó khăn? Xuân Toàn (thực hiện) |
Lưu Quang Phổ
Bình luận (0)