Khi xưa, khu vực này vốn trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ nhưng theo thời gian, nó càng ngày càng bị xao nhãng. Trong khi đó, Trung Quốc lại trỗi dậy mạnh mẽ và để ý đến các đảo quốc Nam Thái Bình Dương nhiều hơn, đầu tư vào đó nhiều hơn và dành cho viện trợ phát triển nhiều hơn. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì ắt sẽ đến lúc khu vực này tuột hoàn toàn khỏi phạm vi ảnh hưởng của Mỹ trong khi Washington đang tích cực triển khai chiến lược mới cho cả châu Á - Thái Bình Dương với một trong mục tiêu chính là đối phó Bắc Kinh.
Cho nên đảo quốc tuy nhỏ nhưng Mỹ vẫn cần và dù họ ở xa thì Mỹ vẫn phải vươn tới. Đương nhiên, trọng tâm ưu tiên của Mỹ ở khu vực vẫn là Úc và New Zealand. Nhưng để dần đẩy lùi ảnh hưởng chính trị và kinh tế, thương mại và tài chính của Trung Quốc và tạo hành lang chiến lược ở khu vực thì Mỹ lại phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ với các đảo quốc nhỏ.
Chuyến đi này của bà Clinton lại một lần nữa cho thấy sự thực dụng trong suy tính lợi ích và triển khai thực hiện chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Không cứ nhất thiết phải “môn đăng hộ đối” về mọi phương diện thì mới có mặt trong lợi ích và chiến lược của Mỹ.
Thảo Nguyên
>> Angela Merkel, Hillary Clinton - hai phụ nữ quyền lực nhất thế giới
>> Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gặp gỡ sinh viên Ngoại thương
>> Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến Việt Nam
>> Ngày mai, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội
>> Bà Hillary Clinton lập kỷ lục công du 100 nước
Bình luận (0)