Còn gì vui hơn khi được đoàn tụ cùng gia đình trong những ngày tết? Thế nhưng với nhiều người, để có được niềm vui ấy, họ phải trải qua hành trình gian nan với bao khó khăn chồng chất, bao mệt mỏi lo toan.
Nhiều người mệt mỏi ở các bến xe, khi đợi xe về quê ăn tết - Ảnh: X.P |
Chiều 18.1, tại Bến xe Miền Đông, chúng tôi gặp chị Lê Thị Hà, quê ở xã Cát Thắng (Phù Cát, Bình Định) đang chen vào đám đông mua vé xe để về quê đón tết. Chị Hà cho biết đang cùng chồng trọ ở đường Rạch Bùng Binh (P.10, Q.3, TP.HCM). Ngày ngày chị kiếm sống bằng đôi gánh hàng rong, bán bánh tráng, nem, chả… còn chồng thì chạy xe ôm. Hai đứa con của chị, con gái lớn 17 tuổi và con trai 14 tuổi, cũng đã nghỉ học để mưu sinh tại TP.HCM. “Tết này chỉ có tôi và đứa con gái về thăm ông bà nội ngoại. Cũng muốn cả nhà cùng về, để mấy ngày tết được ở bên nhau. Muốn vậy thôi chứ hoàn cảnh không cho phép thì đành chịu. Vì làm trong này chỉ tạm đủ sống qua ngày, giờ tiền vé xe ra vô mỗi người cả triệu bạc, chẳng thể kiếm đâu ra”, chị Hà kể mà mặt buồn rười rượi.
Còn tại dãy ghế ngồi đợi, vợ chồng anh Nguyễn Cao Minh, quê ở H.Hương Khê (Hà Tĩnh), đang sắp xếp lại hành lý, người vợ cẩn thận gói cuốn lịch bỏ vào va li. Anh Minh thở dài: “Cuốn lịch ấy là quà đem về quê, tết treo lên cho đẹp cái nhà”. “Ngoài lịch thì anh còn mua quà gì không?”, chúng tôi hỏi. Anh Minh nói chỉ có thêm cái quần cho ba và cái áo cho mẹ diện những ngày tết. “Cũng muốn sắm sửa nhiều thứ về cho gia đình. Nhưng vợ chồng làm công nhân giày da trong này cũng khổ. Tằn tiện lắm chỉ đủ tiền ăn, nhà trọ. Giá mà làm ăn dư dả hơn thì về cũng biếu ba mẹ vài trăm. Vậy mà…”, anh Minh bỏ lửng câu nói rồi ra cho kịp chuyến xe.
Chẳng riêng gì anh Minh hay chị Hà, mà có rất nhiều người đang mưu sinh ở đất khách, cũng đang trong tình cảnh: muốn về quê ăn tết, sum họp với bà con dòng họ, nhưng rồi họ phải vướng bận biết bao nỗi niềm.
Như trong lúc ngồi chờ đợi đến lượt mua vé, chị Nguyễn Thị Kim Ân, quê ở H.Phú Lộc (Huế), vẫn còn lưỡng lự, phân vân: “Nên ở lại hay về quê?”. “Thật tình muốn về quê lắm, vừa ăn tết vừa thăm cha mẹ. Nhưng đi ra đi vô tốn nhiều tiền quá. Rồi tiền đâu biếu cha mẹ… Còn ở lại làm thêm thì tiền công gấp ba lần, nhưng ăn tết trong này một mình, tủi thân lắm. Tôi chẳng biết phải làm sao”, chị Ân tỏ vẻ đắn đo. Chị Ân cũng chia sẻ thêm, suốt cả tháng qua, hễ mỗi lần nghĩ đến tết là chị lại thấy mệt mỏi cũng chỉ vì những lo toan cơm áo gạo tiền đè nặng suy nghĩ.
Và rồi chị Ân cũng chẳng nghĩ ngợi đến những ám ảnh mà hầu như lần nào về quê chị cũng gặp phải như: ngồi trên xe rất khổ sở suốt hơn một ngày đêm. Rồi chẳng cần bận tâm đến nỗi lo tiền bạc và gạt luôn cái mệt mỏi khi phải ngồi đợi hàng tiếng đồng hồ trong nhà xe nóng nực, kém sạch sẽ, hay phải chen lấn với mọi người để xếp hàng, để quyết định mua vé xe về quê đón tết với gia đình.
Dường như thấu hiểu bao nỗi niềm, bao cực nhọc mà những người xa quê thường gặp phải trong hành trình về quê đón tết, nên tết năm nay OMO đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa để xóa tan những nỗi lo, vất vả tại bến xe cho mọi người, để ai cũng có được cảm giác háo hức vui mừng khi sắp được về quê ăn tết.
Theo đó, OMO đang khẩn trương trang trí toàn Bến xe Miền Đông và ga Sài Gòn, trang trí bến xe, cổng chào, bao bọc lại những hàng ghế cho bắt mắt, trang trí hoa mai và lồng đèn, cũng như trang bị những máy quạt công nghiệp…
Bà Đinh Thị Thục Nghi, Trưởng nhãn hàng OMO, Công ty TNHH quốc tế Unilever, cho biết: “Năm nay hành trình về quê của hàng triệu người VN chắc chắn sẽ vui hơn. Những bến xe, ga tàu chật cứng người, nóng nực, lộn xộn sẽ biến đổi diện mạo của bến xe để là nơi niềm vui ngày tết bắt đầu và trở nên trọn vẹn. OMO kỳ vọng sẽ đồng hành cùng 2 triệu hành trình đoàn tụ thông qua hoạt động này. Ngoài ra, tại bến xe còn có hoạt động chia sẻ điều ước và tặng quà giúp người lao động xa quê vơi đi nỗi vất vả trên con đường sum họp. Đặc biệt một số điều ước của hành khách có thể được OMO lựa chọn và biến thành sự thực”.
|
Bình luận (0)