Nhóm ngành kinh tế: Sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ

04/10/2013 09:17 GMT+7

Dù có xu hướng giảm dần số lượng thí sinh đăng ký dự thi, nhưng với những ưu thế như nhiều cơ hội việc làm, học tập, thu nhập cao… nhóm ngành kinh tế vẫn là lựa chọn ưa thích của nhiều bạn trẻ.

 Trường ĐH Cửu Long
SV ngành kinh doanh thương mại (Trường ĐH Cửu Long) tham dự hội thảo của Công ty Bibica miền Đông (Trường ĐH Cửu Long)

Sức hấp dẫn từ cơ hội việc làm

 Người học ngành kinh tế thường được xem là người “nắm bắt sức khỏe” của doanh nghiệp. Ở các trường đào tạo, nhóm ngành kinh tế được chia thành nhiều chuyên ngành như: tài chính ngân hàng, kinh tế thương mại, kế toán, marketing…

Những năm trước đây, rất đông thí sinh đổ xô đăng ký dự thi nhóm ngành này, nhưng theo kết quả tuyển sinh ở các trường ĐH, CĐ, khoảng 4 năm trở lại đây, số hồ sơ đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế giảm rõ rệt. Xu hướng chọn ngành đang dịch chuyển theo hướng thiên về các ngành khoa học sức khỏe (y, dược), công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… Tuy nhiên, theo nhiều người, sự sụt giảm sau một quá trình “bùng phát” lại là thời điểm thuận lợi cho các thí sinh lựa chọn nhóm ngành kinh tế bởi sự cạnh tranh đã giảm đi đáng kể cả đầu vào lẫn khi ra trường. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi thì nhóm ngành kinh tế vẫn sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với thí sinh. Thực tế cho thấy, nhiều thí sinh tiếp tục chọn ngành kinh tế là bởi ngành này có nhu cầu nhân lực cao nên dễ tìm việc làm.

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

Quốc lộ 1A, xã Phú Quới, H.Long Hồ, Vĩnh Long
ĐT: 0703 821.655 - 831.155
www.mku.edu.vn 
phối hợp với Báo Thanh Niên thực hiện chuyên mục này.

Ngoài ra, mức lương của người học ngành kinh tế cũng khá cao. Nhiều cơ hội thăng tiến cũng là điểm hấp dẫn của nhóm ngành này. Chưa kể, nếu trau dồi ngoại ngữ tốt, sinh viên kinh tế còn nhiều cơ hội du học cũng như làm việc tại các tập đoàn, công ty nước ngoài nổi tiếng.

Học những gì?

Đất nước ngày càng hội nhập, một số ngành kinh tế đang phát triển như: kinh doanh thương mại (bao gồm kinh tế nội thương và ngoại thương), quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành… được xem là những ngành học lý tưởng cho những ai mê học kinh tế.

Trong quá trình học, sinh viên (SV) những ngành trên được tăng cường học các chuyên đề ngoại khóa như đạo đức kinh doanh, văn hóa ẩm thực, kỹ năng sống… Đặc biệt, SV được thực tập ngắn hạn ở năm học thứ 2, thứ 3 để tích lũy kiến thức cho năm học cuối với kỳ thực tập dài hạn 3 tháng… Đây là những hoạt động giúp SV cọ xát thực tế, tích lũy kiến thức chuyên môn ngay từ những năm đầu tiên.

Tại Trường ĐH Cửu Long, SV ngành kinh doanh thương mại (chuyên ngành kinh tế ngoại thương) được bố trí đi tham quan, thực tập đầu năm thứ 3 tại các công ty, doanh nghiệp lớn từ 4 - 5 ngày. Các điểm đến như: Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH Pranda Việt Nam, Công ty CP Bibica, Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Công ty CP cà phê Mê Trang, Công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào Khánh Hòa, Công ty CP phụ liệu may mặc Nha Trang, Công ty TNHH trà - cà phê Tâm Châu, Công ty TNHH liên doanh Organik Dalat… Riêng đối với ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, SV được tham quan, thực tập về văn hóa, lữ hành thông qua các tour tìm hiểu Di sản miền Trung (10 ngày), tìm hiểu thủ đô Hà Nội trong tour xuyên Việt (13 ngày)… 

Quá trình thực tập không chỉ giúp SV tiếp cận hoạt động của doanh nghiệp, nhìn nhận khả năng của mình mà còn giúp tiếp thu tốt các môn học, hiểu biết thêm về ngành nghề và xây dựng được các mối quan hệ từ quá trình tiếp cận thực tế.

Mỹ Phượng
(Giảng viên Trường ĐH Cửu Long)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.