Những 'bảo tàng' độc đáo: Nơi cất giữ thuyền Việt

'Một bảo tàng tàu thuyền là vô cùng quan trọng và VN đủ sức làm', kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình thốt lên khi PV Thanh Niên nhắc lại chuyện Ken Preston từng nuôi giấc mơ giúp VN xây bảo tàng thuyền tại Hội An to lớn hơn cả bảo tàng thuyền ở Trung Quốc.

'Một bảo tàng tàu thuyền là vô cùng quan trọng và VN đủ sức làm', kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình thốt lên khi PV Thanh Niên nhắc lại chuyện Ken Preston từng nuôi giấc mơ giúp VN xây bảo tàng thuyền tại Hội An to lớn hơn cả bảo tàng thuyền ở Trung Quốc.

Mô hình ghe bầu tại Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch Hội An - Ảnh: H.X.HMô hình ghe bầu tại Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch Hội An - Ảnh: H.X.H
Phó chủ tịch Hội Đóng tàu VN (VISIA) Đỗ Thái Bình, 74 tuổi, vừa có chuyến thăm Bảo tàng Tàu thuyền Tuyền Châu (Trung Quốc) và trở về hồi đầu tháng 12.2015.
Tham gia Hội Đóng tàu Mỹ (SNAME) từ năm 1999, kỹ sư Đỗ Thái Bình có mối liên hệ mật thiết với Ken Preston và John Doney, sĩ quan hải quân Mỹ từng tham gia chiến dịch Market Time, theo đuổi giấc mơ bảo tồn di sản thuyền VN và khởi xướng lập Quỹ di sản thuyền bè VN.
Chính John Doney đã dịch cuốn Voiliers d’Indochine (Thuyền buồm ở Đông Dương) của chánh kiểm ngư Pháp J.B.Pietri sang tiếng Anh. Sau đó, đến lượt kỹ sư Bình dịch Voiliers d’Indochine ra tiếng Việt, xuất bản hồi đầu năm 2015. “Tôi dịch cuốn sách ấy với mong muốn gây chú ý đối với tàu thuyền Việt, nhưng đến giờ vẫn chưa ai lên tiếng cả”, ông Bình tâm sự. Trong khi đó, từ Pháp, Việt kiều 74 tuổi Nguyễn Xuân Hùng (thành viên Hiệp hội Thuyền buồm Paris) vẫn giữ liên lạc với ông Hồ Tấn Cường, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam vì họ có chung ý tưởng về bảo tàng tàu thuyền. Trong những lần về nước, ông Hùng hướng dẫn thợ Kim Bồng đóng 6 chiếc thuyền kiểu xưa để chạy trình diễn từ Cù Lao Chàm lên bến sông An Hội (phố cổ Hội An). Ông còn hứa sẽ sớm thu xếp bán ngôi nhà ở Nha Trang để lấy tiền mua một số mẫu thuyền xưa, tặng cho Quảng Nam.
Tìm “bến đỗ” cho ghe bầu
Kỹ sư Đỗ Thái Bình và Ken Preston đến Hội An hồi đầu năm 2015 để chia sẻ giấc mơ tàu thuyền Việt với sinh viên ĐH Phan Châu Trinh (Hội An) và gặp gỡ một chuyên gia trẻ hơn: Trần Văn An, tác giả công trình nghiên cứu về ghe bầu Hội An.
Ông Trần Văn An, Phó giám đốc Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa TP.Hội An, tích lũy thông tin về ghe bầu từ năm 1990 khi cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Bội Liên tổ chức điền dã để chuẩn bị tham luận về ghe bầu tại một hội thảo quốc tế. Cuối cùng, ông cũng hoàn tất công trình “Ghe bầu trong đời sống văn hóa ở Hội An - Quảng Nam” dày 170 trang như để chứng minh năng lực đóng tàu, năng lực đi biển và truyền thống buôn bán trên biển của người Việt.
Giờ đây, sau nửa thế kỷ ghe bầu vắng bóng trên các bến cảng, có “bến đỗ” nho nhỏ được tạo dựng ở tầng 2 Bảo tàng Hội An, số 10B Trần Hưng Đạo, TP.Hội An. Du khách có thể nhìn bộ lô lái ghe bầu (bộ phận chứa trục bánh lái) và thanh mỏ neo dài đến 3 m, để có thể ước đoán quy mô chiếc ghe bầu Việt dài hơn 30 m với tải trọng 150 - 200 tấn. Những hiện vật này phát hiện ở Cẩm Thanh và vũng Heo (Cửa Đại) hồi năm 1990, được trưng bày kèm theo bản vẽ hoàn chỉnh để mọi người hình dung.
“Bến đỗ” thứ hai là Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch (số 80 Trần Phú, TP.Hội An), nơi lưu giữ hình ảnh trực quan cuối cùng về phương tiện vận tải và mậu dịch trên biển của người Việt ở Đàng Trong. Sau khi tường tận lai lịch của 368 hiện vật phác thảo con đường gốm sứ mậu dịch trên biển bằng audio-guides (thuyết minh bằng tai nghe điện tử) áp dụng từ tháng 11.2015, du khách cũng được hệ thống audio-guides tự động giới thiệu về thuyền buôn Việt khi dừng chân trước mô hình thông qua mô hình ghe bầu do nghệ nhân Huỳnh Ry cùng nhóm thợ mộc Kim Bồng đóng.
Nhưng những gì kịp giữ lại dường như quá ít ỏi so với những thứ đã mất đi. Như xác ghe bầu được người dân tình cờ phát hiện hồi năm 2005 ở Cẩm Thanh, sau khi một doanh nghiệp lữ hành phục chế và trưng bày tại khu du lịch biển đã bị lũ cuốn trôi mất dạng. “Xác tàu đó quý lắm! Hồi đó chúng tôi định mua nhưng không có tiền”, ông Trần Văn An tiếc nuối.
Dang dở dự án thương cảng xưa
Năm 2009, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đề án tái hiện thương cảng xưa và Bảo tàng Thuyền buồm Hội An, thỏa thuận địa điểm nghiên cứu tại P.Thanh Hà trên diện tích hơn 1 ha.
Khoảng một năm sau, một tập đoàn đăng ký xúc tiến xây dựng khu văn hóa đa chức năng rộng 162 ha bao trùm cả “thương cảng”, nên đề án này cũng được chuyển đổi đơn vị đầu tư và... nằm bất động trên giấy từ đó đến giờ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.