Dù chưa chắc là các bộ phim xuất sắc nhất, nhưng các tác phẩm dưới đây vẫn là một ẩn số đáng chú ý với rất nhiều người hâm mộ điện ảnh gần xa. Không chỉ vì tên tuổi của đạo diễn, biên kịch hay dàn diễn viên, một tác phẩm muốn “làm mưa làm gió” ở Liên hoan phim Cannes còn phải khai thác các khía cạnh độc đáo trong đời sống. Và những bộ phim này đều đáp ứng được các tiêu chí đó.
Neon Demon
Luôn trung thành với dòng phim nghệ thuật, đạo diễn Nicholas Winding Refn là một tên tuổi không mấy xa lạ với khán giả của Liên hoan phim Cannes. Ông từng giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất của Cannes với Drive (2011). Drive và Only God Forgives (2013) cũng là hai bộ phim lọt vào tranh cử chính thức Cành cọ vàng của Nicholas Winding Refn.
Với lần trở lại thứ 3 này, bộ phim Neon Demon của ông được đánh giá là một trong những tác phẩm có hiệu ứng thị giác tuyệt vời nhất của liên hoan phim. Đề tài sắc đẹp và nội tâm con người cũng được ông khai thác một cách tinh tế, triệt để và để lại cho người xem nhiều ám ảnh.
Những bộ phim được mong chờ xuất hiện nhất ở Cannes 2016
Độc đáo, khác lạ và tiệm cận với những cảm xúc bên trong con người nhiều hơn, các bộ phim xuất hiện tại Liên hoan phim Cannes hằng năm đều là sản phẩm của các 'quái kiệt' làm phim hàng đầu thế giới.
The Salesman
Sau hai tác phẩm lẫy lừng, A Seperation đoạt giải Oscar hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc nhất, và The Past, nhà làm phim Asghar Fahadi năm nay trở lại với tác phẩm The Salesman. Một số nguồn tin cho biết đạo diễn người Iran thực hiện tác phẩm này dựa trên cảm hứng từ tác phẩm kinh điển Cái chết của một người bán hàng của Arthur Miller. Với những yếu tố kể trên, The Salesman chắc chắn sẽ là một bộ phim không thể xem thường trong cuộc đua đến giải Cành cọ vàng năm nay.
The Handmaiden
|
Đạo diễn của Oldboy và Snowpiecer năm nay trở lại với Liên hoan phim Cannes bằng một tác phẩm thú vị có tên The Handmaiden (tên gốc: Agassi). Bộ phim xoay quanh câu chuyện của một người phụ nữ với một tên trộm vặt. Điều đặc biệt là tác phẩm này được chuyển thể từ tiểu thuyết Fingersmith của nhà văn Sarah Waters, lấy bối cảnh thời Victoria ở Anh. Việc một đạo diễn lẫy lừng Hàn Quốc như Park Chan-Wook chọn một tác phẩm như thế để chuyển thể đã khiến nhiều khán giả tò mò và háo hức được xem bộ phim này sẽ thành hình như thế nào.
American Honey
Andrea Arnold đã chứng mình được mình là một trong những nhà làm phim tài năng và bậc nhất thế giới với loạt phim truyền hình Fish Tank và Wuthering Heights. Thế nên, khi có thông tin bộ phim mới của cô, American Honey, sẽ tham gia tranh cử chính thức của Liên hoan phim Cannes, nhiều khán giả đã khấp khởi hi vọng. Phim xoay quanh câu chuyện của một thiếu nữ ngã vào vòng tay của một anh chàng kinh doanh tạp chí du lịch mê tiệc tùng. Đây là một đề tài đầy thách thức với nhiều nhà làm phim nhưng lại là mảnh đất vàng màu mỡ so với tài năng của Andrea Arnold.
Elle
|
Đạo diễn của Bản năng gốc - Basic Instinct, năm nay trở lại Cannes với một thể loại phim kinh dị mới, độc đáo và ấn tượng hơn. Phim lấy mô tuýp trả thù với sự góp mặt của diễn viên Isabelle Huppert trong vai một nạn nhân bị tấn công tình dục. Các bộ phim của Verhoeven luôn là đề tài tranh cãi khi chúng xuất hiện ở bất cứ đâu, và Elle cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhà làm phim này vẫn thường thành công khi nâng tầm được những khái niệm đáng lo ngại nhất trở thành một thứ nghệ thuật thông minh nhất.
Loving
Loving là bộ phim xoay quanh câu chuyện có thật của hai nhân vật Mildred và Richard Loving. Họ là những người khác màu da đầu tiên dám dũng cảm kết hôn với nhau trong thập niên 1950 và đã bị bỏ tù. Phim được thực hiện bởi đạo diễn Jeff Nichols, người từng làm ra Mud và Midnight Special.
Phim của Jeff Nichols luôn tràn ngập cảm xúc với những khung hình đẹp mắt, bên cạnh đó chủ đề bình đẳng hôn nhân cũng là chủ đề đang nóng nên Loving được xem là một trong những bộ phim được bàn tán nhiều nhất ở Cannes năm nay.
Bình luận (0)