Tuy nhiên, câu chuyện đã không dừng lại ở một sai sót trong cách tổ chức một hoạt động giáo dục. Điều khiến dư luận lo lắng hơn là thói quen của bệnh sính hình thức đã quá ăn sâu vào trong nhận thức và hành động của cơ quan công quyền, chỉ đáng buồn là nó lại là cơ quan giáo dục. Lo lắng nhất là việc con trẻ học được gì và nghĩ gì về hành động của người lớn trong những việc tưởng như “bình thường” như vậy. Giải thích của lãnh đạo ngành GD-ĐT Q.Cầu Giấy về nỗi lo HS cầm tiền thưởng sẽ làm rơi mất đã khiến một phụ huynh thốt lên: Người lớn đang lo rơi tiền hơn việc “rơi niềm tin” của con trẻ hay sao?
tin liên quan
Khen thưởng cần chú ý cảm xúc học sinhCách đây vài năm, cũng dịp cuối năm học, HS và phụ huynh ở một trường tiểu học thuộc huyện ngoại thành Hà Nội băn khoăn, ngơ ngác hỏi nhau khi nhiều cháu nhận được tờ giấy khen với nội dung “Khen từng mặt”. Không ai hiểu nổi con được khen từng mặt là “mặt” nào...
Tương tự, một số phụ huynh khác ở TP.Đà Nẵng cũng từng phản ánh trên Thanh Niên về sự khó hiểu khi con nhận được giấy khen với nội dung chung chung kiểu như “Có tiến bộ vượt bậc trong hình thành và phát triển phẩm chất” hoặc “Đã đạt thành tích nổi bật trong hình thành và phát triển năng lực”. Những người đọc và nhận tờ giấy khen này... không biết mình được khen ở năng lực nào, cần phát huy nó ra sao...
Lại có những địa phương “sáng tạo” hơn, khi lập hẳn một ngân hàng lời khen, lời nhận xét để giáo viên cần thì lấy ra sử dụng. Giáo viên ở thành phố thậm chí khắc sẵn những lời khen chung chung kiểu “cô khen!”, “tiến bộ!”, “cần cố gắng”... và khi cần nhận xét vào vở, vào phiếu nhận xét của từng HS thì chỉ chọn dấu và... cộp một cái là xong! Thực tế, HS và phụ huynh chẳng nhận được bao nhiêu thông điệp và khích lệ từ những lời nhận xét “vô hồn” như vậy.
Hỏi những giáo viên và nhà trường viết lên tờ giấy khen dòng chữ ấy thì giáo viên nói thực hiện theo hướng dẫn đổi mới đánh giá HS tiểu học của Bộ GD-ĐT. Trên thực tế, những hướng dẫn của Bộ GD-ĐT theo kiểu “khen từng mặt”, theo năng lực của từng HS..., là để yêu cầu giáo viên cần chú trọng đến từng mặt mạnh, từng năng lực cụ thể của HS để động viên, khen thưởng kịp thời. Tuy nhiên, giáo viên thì chọn một cách làm nhanh nhất là khen theo đúng câu chữ trong... văn bản hướng dẫn.
GS Hồ Ngọc Đại, “cha đẻ” của chương trình Công nghệ giáo dục, từng nhận định về những hiện tượng này: “Làm giáo dục cần nhất cái tâm và tình yêu con trẻ tuyệt đối. Hơn lúc nào hết, những thầy cô giáo hãy vì thế hệ học trò, hãy dành cho chúng sự yêu thương từ chính tấm lòng chứ không phải việc thực hiện một vài dòng nhận xét qua quýt chung chung như là sự đối phó”.
Cách tặng quà cũng là cách thầy cô dạy cho trò bài học
Có thể tặng HS nhiều món quà, nhiều phương thức khác nhau, nhưng quan trọng nhất là sự minh bạch và trung thực. Hãy nói rõ với phụ huynh và các trò, phần thưởng của các con là gì, dù là tiền hay hiện vật. Cách tặng quà cũng là cách các thầy cô dạy học trò nhiều bài học. Làm sao để sau mỗi lần được nhận phần thưởng, học trò sẽ tốt hơn, chứ không phải là thêm hoài nghi về người lớn.
Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A
Cần khéo léo
Việc tặng phần thưởng cho HS cần khéo léo, không mất đi giá trị của sự động viên khích lệ. Tại lớp tôi dạy, ngoài phần quà tiêu chuẩn theo quy định là tập (vở), nếu quỹ lớp dư tôi đề xuất phụ huynh mua tặng mỗi em một bộ sách giáo khoa. Đồng thời với các em đạt hạng nhất nhì ba sẽ được tặng thêm một phiếu mua hàng tại một cửa hàng bán cặp táp.
Trần Nguyễn Tuấn Huy (giáo viên Trường THCS Trần Bội Cơ, Q.5, TP.HCM)
Thúy Hằng (ghi)
|
Bình luận (0)