Chúng ta đã chứng kiến tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y khoa, giúp nhiều phụ nữ chiến đấu thành công với căn bệnh ấy, nhưng thế giới vẫn chưa “phẳng” trong nhận thức. Chiếc ruy băng hồng ấy vẫn mang nhiều sắc thái khác nhau, vẫn chờ đến một ngày được “nhuộm hồng” thế giới bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nữ chính trị gia.
tin liên quan
Chuyện 'nhà có 3 người' của bà mẹ đơn thân Huỳnh Trang NhiNhiều bà mẹ đơn thân và cũng nhiều phụ nữ Việt nhập tịch nước ngoài nhưng trường hợp của Huỳnh Trang Nhi - một cái tên rất “hot” trên thế giới phẳng và cả “thế giới cong” những năm gần đây, thì không giống ai.
|
Ung thư vú chiếm đến 25% tổng số ca ung thư mới ở phụ nữ trên thế giới, theo số liệu của Hội Ung thư Mỹ (ACS). Có một nghịch lý là tỷ lệ mắc bệnh (số ca trên 100.000 phụ nữ) ở các nước đang phát triển thấp hơn phương Tây nhưng tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này lại cao hơn. Và lý do rất đơn giản: phát hiện chậm và không được chữa trị.
Xin đừng gọi tên em !
Ở Mỹ hay các nước phát triển, người ta “công khai” kể về cuộc chiến của bản thân để chống lại căn bệnh này và nhận được sự ủng hộ, đôi lúc chẳng khác gì người hùng như diễn viên Angelina Jolie, ca sĩ Sheryl Crow hay diễn viên Christina Applegate. Vậy mà, ở một đất nước thuộc phía xa kia, ngay cả cái tên của căn bệnh cũng phải nói tránh nói giảm. Mà… lại nghịch lý bởi là ở nơi đó cứ 9 phụ nữ thì có 1 người bị “gọi tên” và ở nơi đó tỷ lệ tử vong vì bệnh ấy cao nhất châu Á.
|
Đó là Pakistan, nơi mà ung thư vú được gọi là “bệnh ung thư của phụ nữ”. “Nếu phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh này, họ không chia sẻ với ngay cả các thành viên gia đình”, anh Omar Aftab, người đứng đầu Tổ chức Pink Ribbon ở Pakistan cho biết. “Vậy nên chúng tôi đang cố gắng phá vỡ điều cấm kỵ ấy”. Ngay cả những người tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức về căn bệnh chết người này cũng không thể nói chữ “vú”. Trong một sự kiện tương tự ở thủ đô Islamabad, các sinh viên nữ tham gia cũng yêu cầu đàn ông không được có mặt. Một nữ sinh viên tâm sự: “Chúng tôi sẽ mất rất lâu nữa mới có thể thảo luận những vấn đề này một cách công khai. Ngay bản thân tôi cũng sợ gia đình mình biết chuyện này”.
Điều gì cũng phải có khởi đầu khi lần đầu tiên ở Pakistan, một nữ chính trị gia nổi tiếng dám đứng lên tự bạch về căn bệnh ấy. Đó là Fahmida Mirza - hiện là thành viên của đảng Nhân dân Pakistan và là thành viên quốc hội. “Chẳng có gì phải mắc cỡ cả. Không nên có một phụ nữ nào chết vì thiếu hiểu biết”, người phụ nữ 60 tuổi đã nói như thế. Bà đã phải vượt qua những chướng ngại vật ban đầu mới thốt lên được câu nói ấy. Nhớ lại tháng 3. 2012, bà vẫn còn ám ảnh không phải bởi căn bệnh mà bởi nỗi sợ mang tên… dư luận. Bà phải hoãn việc điều trị trong 3 tháng vì lúc đó “đang chịu áp lực về công việc. Rồi mọi người sẽ nói rằng tôi lấy chuyện bệnh tật ra để làm lý do trốn tránh”.
Bà Mirza kể lại, gia đình và bạn bè của bà đều sốc nặng bởi ai cũng cho rằng đó là án tử. Còn với bà Mirza, phụ nữ đầu tiên trở thành người phát ngôn của quốc hội Pakistan (2008 - 2013), công việc và việc điều trị bệnh vẫn song hành. Ngay cả trong thời gian hóa trị, bà vẫn tham dự các cuộc hội thảo quốc tế, thậm chí tái ứng cử quốc hội và giành chiến thắng.
Hiện nay, bà Mirza đại diện cho tiếng nói mạnh mẽ trong việc thảo luận các vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ nữ ở quốc hội Pakistan. Bà dự định sẽ đề xuất một dự luật bắt buộc phụ nữ phải thực hiện tầm soát ung thư vú hằng năm cũng như đẩy mạnh các chương trình huấn luyện nữ sinh biết cách phát hiện sớm căn bệnh này. “Tôi nghĩ những người nắm giữ vai trò đi đầu cần phải tiến về phía trước. Đó là lý do tôi cần phải hành động”.
tin liên quan
'Cỗ máy học' mang tên Angela MerkelNước Đức sẽ bước vào cuộc tranh cử liên bang vào tháng 9 tới. Liệu “bà đầm thép của phương Tây” Angela Merkel có thành công trong nỗ lực giành được nhiệm kỳ thủ tướng thứ 4 hay không là câu hỏi gây chú ý nhất trong sự kiện lớn này.
|
|
Không chỉ riêng ai !
Chính trị gia New Zealand Nikki Kaye cũng thành công trong cuộc chiến đấu với bệnh tật để từ đó làm bàn đạp cho sự nghiệp của mình. Kaye, nữ bộ trưởng giáo dục trẻ nhất của New Zealand, từng trải qua thời gian khó khăn khi phát hiện bị ung thư vú vào tháng 9.2016. Lúc đó, Kaye là thành viên nội các của Thủ tướng John Key và là gương mặt tiềm năng cho những vị trí chủ chốt trong tương lai. “Đến giờ tôi vẫn còn cảm thấy đau đớn khi nhắc đến quãng thời gian đó. Tôi gần như suy đổ”, thành viên 37 tuổi của quốc hội New Zealand cho biết.
Khác với người đồng nghiệp ở Pakistan, Kaye được gia đình chăm sóc và truyền năng lượng để đương đầu với bệnh tật. “Đều đặn mỗi ngày, họ thay phiên nhau chở tôi đến bác sĩ, nấu ăn cho tôi, kể chuyện cho tôi vui”, Kaye kể lại. Sau khi chiến thắng căn bệnh này, đầu năm 2017 Kaye trở lại chính trường và chính thức ngồi ghế bộ trưởng giáo dục từ tháng 5. Với Kaye, bài học lớn nhất mà cô rút ra được là phải biết “đầu tư” cho sức khỏe. “Khi còn nhỏ, tôi chứng kiến mẹ tôi phải làm rất nhiều việc để nuôi gia đình, lúc nào cũng đặt nhu cầu của anh chị em tôi lên trước”, cô cho biết.
Căn bệnh ấy không phải lúc nào cũng chịu “nhường bước” trước những nỗ lực không ngừng nghỉ của người bệnh. Cũng có khi những người phụ nữ ấy phải lựa chọn giữa sức khỏe và sự nghiệp. Đó là trường hợp của bà Suzanne Evans, Phó chủ tịch đảng Độc lập Anh (UKIP). Vào tháng 6 vừa rồi, bà tuyên bố “nghỉ giải lao” để tập trung cho việc chữa trị bệnh ung thư vú. Người phụ nữ từng là ứng viên mạnh nhất cho chiếc ghế chủ tịch UKIP cho biết bà tin rằng sẽ hồi phục sớm bằng cách “tránh xa” các hoạt động chính trị ít nhất vài tháng.
Con đường chính trị còn ở phía trước đối với nữ chính trị gia 52 tuổi này. UKIP và nước Anh vẫn đợi bà.
tin liên quan
Nghị sĩ gây phẫn nộ vì cho rằng vợ từ chối gần gũi là bạo hànhMột nghị sĩ Malaysia đã bị chỉ trích dữ dội sau khi nêu quan điểm
cho rằng vợ từ chối chuyện gần gũi chồng có thể xem một hình thức “bạo hành
tinh thần và tâm lý”.
Bình luận (0)