Chuyện không vui của gia đình
Nếu mỗi sáng, bạn đến công sở với khuôn mặt không vui vì những chuyện xích mích trong gia đình là vô tình bạn đã đem không khí ảm đạm bao trùm công sở. Nếu được, bạn đừng bao giờ đem những chuyện không vui ấy kể cho đồng nghiệp, đặc biệt là sếp. Nếu có chuyện buồn từ gia đình, bạn hãy tìm một chỗ thật yên tĩnh để cân bằng cuộc sống. Khi trở lại công ty, bạn hãy nở nụ cười và bắt đầu công việc.
Chuyện ốm đau, bệnh tật
Khi vướng vào một bệnh nan y hay sức khỏe không tốt, việc chia sẻ thông tin với mọi người để tìm sự động viên, an ủi là điều cần thiết. Nhưng đừng vì thế mà bạn cứ nhắc đi nhắc lại chuyện ốm đau, bệnh tật của mình mỗi ngày. Nếu làm thế, người quản lý cũng như đồng nghiệp sẽ nghĩ bạn không đủ sức lực để đảm nhận công việc. Thay cho việc ngồi than van về sức khỏe, bạn hãy thể hiện sự tự tin, làm tròn công việc của mình, vừa giúp bạn không suy nghĩ tiêu cực vừa tránh cái nhìn thiếu thông cảm của đồng nghiệp.
Tham vọng nghề nghiệp
Khi đi làm, ai cũng muốn được đề bạt vào những vị trí cao hơn. Một khi muốn đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp, bạn cũng đừng nói nhiều về tham vọng của mình. Tốt nhất, hãy chứng minh cho sếp thấy bạn là người cầu tiến qua việc hoàn thành tốt công việc chứ không phải qua những lời nói suông. Khi hoàn thành tốt công việc, dĩ nhiên việc cất nhắc ở vị trí cao hơn sẽ được thực hiện.
Tôn giáo
Đây là vấn đề không nên tranh luận. Vì mỗi tôn giáo đều có những người tín ngưỡng và không vì thế mà bạn lại ca ngợi tôn giáo của mình mà hạ thấp tín ngưỡng của người khác. Tôn giáo là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, mọi người sẽ khó chịu khi nghe bạn ca tụng đức tin của mình hay chỉ trích tôn giáo của họ.
Theo Ngọc Lan / Người Lao Động
>> Giao tiếp nơi công sở
>> "Tán tỉnh" nơi công sở, đâu là giới hạn?
>> Giữ da đẹp nơi công sở
>> Cán bộ phường tố bị cấp trên đánh tại công sở
>> Đầm công sở mùa hè
Bình luận (0)