Theo bác sĩ Đặng Quang Vinh, Phó trưởng Đơn vị Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Mỹ Đức (TP.HCM):
Khoảng 50% trường hợp gặp khó khăn trong việc thụ thai có nguyên nhân từ nam giới. Bên cạnh các phương pháp điều trị hiếm muộn thì việc lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng giúp nam giới tăng khả năng có con. Bao gồm:
tin liên quan
Nam giới vô sinh ngày càng tăng: Ngại đi khám, đổ lỗi cho... vợDuy trì cân nặng phù hợp: Khả năng sinh sản ở đàn ông béo phì thấp hơn đàn ông có trọng lượng trung bình do số lượng tinh trùng ít hơn và khả năng di động của tinh trùng kém hơn.
Có chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống giúp cải thiện khả năng có thai cần: thực phẩm có nhiều omega-3; ít các loại a xít béo bão hòa và chuyển hóa; các loại thức ăn như ngũ cốc, hạt bí, rau mùi, hải sản, thịt gia cầm, chất xơ; các loại sinh tố và yếu tố vi lượng như: a xít folic, kẽm, vitamin E, B12 và các hoạt chất chống ô xy hóa tự do.
Cần hạn chế các thực phẩm có thể làm giảm khả năng có thai như: thịt gia súc, thịt qua chế biến; thực phẩm từ đậu nành, khoai tây; sữa chưa tách béo, thức uống có đường, rượu.
tin liên quan
Cảnh báo 5 loại ung thư tấn công nam giới nhiều nhấtĐảm bảo chất lượng giấc ngủ: Khi ngủ không đủ giấc (ít hơn 6 giờ/ngày), ngủ nhiều (hơn 9 giờ/ngày) hoặc ngủ trễ (sau 12 giờ đêm) thì số lượng và tỷ lệ tinh trùng sống giảm, tỷ lệ tinh trùng di động giảm, nồng độ kháng thể kháng tinh trùng tăng lên.
Cẩn thận khi sử dụng thuốc: Một số loại androgen, chất gây nghiện, thuốc điều trị bệnh hệ thống (Crohn, Lupus...), bệnh mạn tính (viêm khớp, viên loét đại tràng), hóa trị, xạ trị có thể làm giảm khả năng sinh tinh. Ngoài ra, một số loại bôi trơn âm đạo có khả năng diệt tinh trùng, cần cân nhắc khi sử dụng trong thời điểm mong muốn có thai.
Bên cạnh đó, để tăng khả năng có con, nam giới cần tập thể dục đều đặn; sinh hoạt vợ chồng thường xuyên; quan hệ tình dục an toàn; hạn chế làm tăng nhiệt độ tại tinh hoàn (như mặc quần lót quá chật, ngồi nhiều, ngồi xếp bằng, ngồi khép chân đỡ máy tính xách tay, tắm bồn nước nóng trên 36,9oC hơn 30 phút và xông hơi hơn 10 phút); làm việc trong môi trường lành mạnh (hạn chế tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hóa chất độc hại, phóng xạ, nhiệt độ...).
Bé trai cần được chủng ngừa quai bị. Hiện nay tại VN đã có vắc xin ngừa quai bị cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Để có miễn dịch bảo vệ lâu dài, cần tiêm 2 liều vắc xin phòng quai bị. Liều đầu tiên nên tiêm lúc 12 - 18 tháng tuổi, liều thứ hai tiêm khoảng từ 2 - 6 tuổi.
Mặt khác, nam giới nên sinh con trước tuổi 35 vì càng lớn tuổi, khả năng sinh sản càng giảm.
Câu hỏi xin gửi về địa chỉ: suckhoeamthuc@thanhnien.vn
|
Bình luận (0)