5 điều nên làm
Trước nhất, cần học có kế hoạch. Chương trình lịch sử phổ thông dù chỉ nằm trong chương trình lớp 12 và nửa phần lớp 11 nhưng vẫn rất dài. Muốn ghi nhớ bao quát, học sinh (HS) phải có kế hoạch học và ôn tập ngay từ đầu.
Sau khi nắm vững các kiến thức cơ bản, nên ôn theo chiều ngang, có nghĩa là kết hợp nhiều kiến thức chung chủ đề. Ví dụ, quan hệ đối ngoại của tất cả các nước trong chương trình lịch sử thế giới, các chiến lược của Mỹ từ 1960 - 1973... Kiểu ôn theo chiều ngang này sẽ giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu và nắm sự kiện một cách khái quát nhất.
Thêm vào đó là “ôn theo kiểu Tây Tạng”. Các nhà sư Tây Tạng có một cách học để nhớ rất nhanh và lâu quên, đó là học theo kiểu tranh luận. Mỗi người đặt ra một câu hỏi để người khác trả lời. Người trả lời sẽ bị người khác phản bác. Hãy tìm một người bạn hoặc nhóm bạn cùng học lịch sử. Việc tranh luận ngắn về một nội dung lịch sử sẽ giúp các em nhớ lâu.
Và học cùng mạng. Đó là các em hãy làm thật nhiều bài tập trắc nghiệm, hiện nay có rất nhiều trên mạng internet. Đề thi do tập thể giáo viên biên soạn nên phong cách, cấu trúc biên soạn rất phong phú, đa dạng. Việc giải nhiều bài tập sẽ giúp HS có tư duy tốt trong việc giải tất cả các thể loại trắc nghiệm.
5 điều cần tránh
Trong quá trình ôn tập, các em đừng quá tập trung vào bất cứ tiêu điểm kiến thức nào có tên gọi là trọng tâm. Đề trắc nghiệm luôn trải dài khắp chương trình nên “việc học tủ có thể có cái kết đắng được báo trước”.
Chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm caoĐể giúp HS có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như đạt kết quả cao nhất khi tham gia xét tuyển ĐH, CĐ, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2021. Chương trình được phát vào các khung giờ cố định 18 giờ 30 và 20 giờ 30 từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần trên các kênh thông tin thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
|
Cố gắng đừng học lịch sử một cách “cô đơn” bởi kiến thức đồ sộ sẽ khiến bạn chết chìm. Hãy cùng chia sẻ với những người “cùng cảnh ngộ” bằng cách thảo luận cùng nhau, hỏi đáp cùng nhau hay vẽ sơ đồ tư duy cùng nhau... Các em sẽ thấy cách này hiệu quả hơn học một mình.
Dù giải thật nhiều bài tập trắc nghiệm trên mạng nhưng đừng quá tin vào đáp án. Thực tế có nhiều đáp án không được kiểm chứng. Nếu nghi ngờ, hãy hỏi giáo viên, thầy cô sẽ cho các em lời giải đúng nhất.
Và hơn hết, đừng quá lo sợ về đề thi. Đề thi luôn bảo đảm tính phân hóa. Có nghĩa là khi các em có học bài và luyện bài tập, điểm số trung bình không phải là điều khó. Sự lo sợ chỉ làm các em mất bình tĩnh mà thôi…
Bình luận (0)