Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh là ông Đỗ Anh Dũng, hồi tháng 1 năm nay, cũng “gây sốc” thị trường với bức tâm thư xin được bỏ cọc lô đất Thủ Thiêm ở TP.HCM. Lô đất này được Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng đấu giá với giá lên tới gần 2,4 tỉ đồng/m2. Doanh nghiệp đã đặt cọc khoảng 600 tỉ đồng, trên tổng số tiền trúng đấu giá là 24.500 tỉ đồng.
Bộ Công an bắt CEO Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng con trai |
Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại cơ quan công an |
Bộ công an |
Đồng thời, trước vụ xin bỏ cọc đất Thủ Thiêm gây rúng động dư luận kể trên thì thị trường đã xôn xao với thông tin Bộ Công an yêu cầu xác minh 11 dự án bất động sản cho doanh nghiệp này đầu tư ở Hà Nội. Cụ thể, Cục C03 Bộ Công an hồi cuối tháng 12.2021 có văn bản yêu cầu UBND TP.Hà Nội, một số sở liên uẩn cung cấp hồ sơ liên quan tới 11 dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội.
Những dự án của Tân Hoàng Minh nổi tiếng và tai tiếng ra sao?
Năm 2017, Thanh tra Bộ xây dựng từng ban hành kết luận thanh tra 3 dự án vi phạm trong quá trình triển khai xây dựng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội gồm D’ Le Pont Hoàng Cầu, D'. Palais Louis và D'. Le Roi Soleil Quảng An.
Tại dự án D’.Palais Louis, một số gói thầu thi công đã hết hiệu lực, hồ sơ quản lý chất lượng không có biên bản nghiệm thu thiết bị thi công, 8 nhà thầu không mua bảo hiểm theo cam kết của hợp đồng.
Còn hai dự án D’ Le Pont Hoàng Cầu, D'. Le Roi Soleil Quảng An có nhiều vấn đề như chủ đầu tư thẩm định công tác thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình chưa đúng mẫu quy định trước khi phê duyệt; một số gói thầu, cán bộ tư vấn giám sát không thực hiện giám sát theo đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng…
Tại Hà Nội, lô đất ở số 22 - 24 Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, được mệnh danh là lô đất “kim cương” khi sở hữu vị trí đắc địa nhiều mặt tiền cũng là một trong những dự án đầy tai tiếng của Tân Hoàng Minh. Dự án này từng được quảng cáo là phát triển thành toà nhà 9 tầng cao, 5 tầng hầm, là tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp, căn hộ hạng sang và các căn hộ sở hữu sổ đỏ vĩnh viễn…
Dự án D’ Le Pont Hoàng Cầu, D'. Le Roi Soleil Quảng An do Tân Hoàng Minh đầu tư |
Lê quân |
Tuy nhiên, được giao đất từ năm 2011, chủ đầu tư nhiều lần xin thay đổi quy hoạch từ trung tâm thương mại và nhà ở tái định cư sang trung tâm thương mại, khách sạn rồi lại được chuyển đổi mục đích thành trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở. Nhiều năm liền, dự án này “đắp chiếu”, không được triển khai. Cuối cùng thì Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã sang tay cho một công ty bất động sản khác.
Dự án Nam Đại Cồ Việt được Hà Nội giao cho Công ty cổ phần Tu tạo và phát triển nhà triển khai từ năm 2002 nhưng chậm tiến độ suốt nhiều năm. Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi sao Việt), thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã chào bán thành công lô trái phiếu 1.900 tỉ đồng để tái khởi động dự án này. Hiện trên khu đất dự án mới có 2 công trình cao tầng được hoàn thành, trong đó tòa nhà 4A ở góc đường Đại Cồ Việt - Tạ Quang Bửu vừa được xây mới, đã hoàn thành song chưa đưa vào sử dụng.
Còn lô đất tại số 94 Lò Đúc, nằm giữa ba con đường là Nguyễn Công Trứ, Thi Sách và Lò Đúc có diện tích khoảng 2,67 ha; dự kiến triển khai 2 tòa cao ốc 33 - 35 tầng đến nay vẫn quây tôn, chưa triển khai.
Con trai của ông Đỗ Anh Dũng là Đỗ Hoàng Việt cũng bị khởi bố, bắt tạm giam |
bộ công an |
Tại TP.HCM, ngoài vụ xin huỷ cọc đất Thủ Thiêm nêu trên, Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng dính lùm xùm với vụ huỷ kết quả đấu giá “đất vàng” 23 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM.
Năm 2015, tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng thầu lô đất 3.000 m2 với giá cao gấp 2,6 lần giá khởi điểm. Sau đó, Tân Hoàng Minh đề nghị huỷ kết quả vì cho rằng đơn vị tổ chức có sai phạm về bước giá. Đến tháng 6.2016, doanh nghiệp lại đề nghị được tiếp tục mua lô đất trên.
Ngoài số tiền trúng đấu giá, Tân Hoàng Minh phải nộp thêm 260 tỉ đồng tiền phạt. Tập đoàn này cho hay đến quý 3.2017 sẽ khởi công xây khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ. Nhưng sau đó việc khởi công không được thực hiện và đến năm 2019 thì mảnh đất này được chuyển nhượng cho Techcombank.
Tân Hoàng Minh mất bao nhiêu tiền khi bỏ cọc đấu giá ở Thủ Thiêm? |
Hiệu ứng “sốc” từ vụ xin bỏ cọc
Sau bức tâm thư xin bỏ cọc nói trên, thị trường chứng khoán phản ứng rất mạnh. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản trước đó có thời gian “tăng nóng” nằm sàn và nhiều cổ phiếu đến nay vẫn chưa thoát khỏi chu kỳ giảm. Nhà đầu tư đã trót mua cổ phiếu bất động sản giai đoạn thị trường thăng hoa với thông tin đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa “về bờ”.
Ô đất 3.12 ở Thủ Thiêm, TP.HCM được tập đoàn Tân Hoàng Minh đấu giá nhưng bỏ cọc, gây nhiều hệ luỵ cho thị trường bất động sản |
ngọc dương |
Trong phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chiều 4.1. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đánh giá 1 m2 đất mà 2,4 tỉ đồng thì “chưa bao giờ có chuyện này”.
Chính vì thế ông Huệ cho biết Quốc hội, Chính phủ đang giao các cơ quan nghiên cứu động thái này xem có bất thường hay không. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định việc này “là không phù hợp, giá không thực”. Bởi theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, so sánh cũng tại TP.HCM, đường Nguyễn Huệ - vốn là trái tim của TP.HCM - có giá đất trung bình chỉ 1,5 tỉ đồng/m2. “Cần xem các nhà đầu tư có thực hiện đúng theo cam kết trúng giá hay không, hay bỏ cọc”, ông Phớc cho hay.
Bình luận (0)