Những đứa trẻ hành nghề múa lân

Trác Rin
Trác Rin
24/06/2018 11:14 GMT+7

Những đứa trẻ ở đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường (Q.8, TP.HCM) không chốn nương thân cùng túm tụm, hằng ngày đi múa lân ở các buổi lễ, tiệc khai trương... kiếm sống qua ngày.

Đêm. Đám trẻ ở Long Nhi Đường tập trung ở Nhà thiếu nhi Q.8 để luyện tập. Ai có thế mạnh nào thì ưu tiên tập cái đó. Trần Quốc Trí (14 tuổi) chuyên múa đầu, Lê Hiếu (17 tuổi) lại chuyên múa đuôi…

Việc múa lân bấm tím chân tay xảy ra hằng ngày. Vì thế dầu gió, rượu thuốc luôn được mang theo để xoa bóp nếu ai đó té ngã.

Các em nhỏ tập luyện ở Nhà thiếu nhi Q.8 (TP.HCM)

Trong một lần tập luyện, khi thực hiện động tác nhảy từ trên cao xuống chiếc ghế gỗ, Quốc Trí “ăn” nguyên cái chân ghế. Vết thương sưng tấy lên. Quốc Trí nhăn nhó: “Hôm qua em mới bị thương ở bàn chân nhưng chịu nổi. Chân bầm tím vầy chắc tối nay em nghỉ tập luôn rồi”.

Đám trẻ hơn chục đứa, đủ lứa tuổi cùng tập nên thường xảy ra va chạm nhỏ. Có khi đùa giỡn quá trớn thì... đánh nhau, khóc bù lu bù loa. Lúc ấy, các thành viên lớn tuổi nhất đứng ra dàn xếp, hòa giải đôi bên. “Đứa nào xảy ra va chạm thì tí xíu cũng lại nói chuyện, bắt tay làm hòa thôi. Đó là quy luật bất thành văn ở Long Nhi Đường”, Lê Hiếu chia sẻ.

Luyện tập múa đầu là một phần quan trọng của nghề này
Luyện tập xong, các thành viên trở về nghĩa đường nằm ở đường Lương Ngọc Quyến (P.13, Q.8) để sinh hoạt. Ban ngày, đám trẻ tự phân công nhau quét nhà, dọn vệ sinh, nấu cơm, rửa chén.... và còn đi học lớp học tình thương ở Nhà thi đấu Phú Thọ (Q.11).

Tối đến, đám trẻ lại tiếp tục luyện tập để đi diễn kiếm sống, một ngày của các thành viên ở nghĩa đường cứ thế trôi qua...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.