(TNO) Cùng trải nghiệm những câu chuyện thú vị về tục lệ ăn tết ở Hy Lạp và xứ Ba Tư cổ đại… để thấy nó quá khác xa với thời hiện đại.
5. Krios và Iasion (Hy Lạp)
|
Cả hai vị thần Krios và Iasion đều gắn liền với sự kiện năm mới trong thời Hy Lạp cổ đại.
Krios là một trong những vị thần, thường được miêu tả là có đầu dê, và dĩ nhiên là có liên hệ với chòm sao Bạch Dương.
Bạch Dương là chòm sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời vào mùa xuân, do đó Krios gắn liền với năm mới.
Trong khi đó, Iasion là một á thần, con của thần Zeus và cũng là chồng của nữ thần nông nghiệp Demeter.
Theo thần thoại Hy Lạp, Iasion và Demeter đã yêu nhau trên một cánh đồng có 3 luống cày. Thần Zeus phát giác ra điều này khi thấy vết bùn trên lưng Demeter nên đã giết Iasion bằng một tia sấm sét.
Để tưởng nhớ Iasion and Demeter, việc cày 3 luống trên đồng ruộng vào mùa xuân trở thành một phần quan trọng trong các nghi lễ chào đón năm mới tại Hy Lạp.
6. Nowruz (Ba Tư)
|
Nowruz ngày nay vẫn được tổ chức trên toàn cầu và được xem là một trong những lễ hội lâu đời nhất thế giới.
Một số người cho rằng Nowruz đã tồn tại trong khoảng gần 15.000 năm qua.
Theo truyền thống, Nowruz được bắt đầu vào ngày Xuân phân và kéo dài suốt 13 ngày.
Một số tài liệu cho biết lễ hội Nowruz thời xa xưa khác hoàn toàn với thời bây giờ. Vào thời xa xưa, trong 5 ngày đầu của lễ hội, mọi người sẽ tham gia lễ hội cùng nhau, rồi những ngày tiếp theo sẽ tổ chức riêng tư dần.
Vào ngày thứ 13, xui xẻo sẽ được vứt bỏ khi mọi người ném hạt mầm lúa mạch xuống sông và kênh đào.
7. Hogmanay (Scotland)
|
Đây là một lễ hội mừng năm mới vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Do bị lấn át bởi các truyền thống Thiên Chúa giáo ở thời Trung Cổ tại châu u nên việc tổ chức các lễ hội cổ xưa không thuộc Thiên Chúa giao là điều không được cổ súy.
Do đó, tại Scotland, truyền thống ăn mừng và cho quà đã được dời sang ngày đầu tiên của năm và được đặt tên là Hogmanay.
Ngoài tập tục xông đất giống ở Việt Nam, còn có nhiều truyền thống được tổ chức theo kiểu cổ xưa trong lễ Hogmanay.
Việc đốt đuốc và các hoạt động ban đêm có kèm theo đuốc là một phần quan trọng của lễ hội này vì lửa là biểu tượng cho sự trở lại của Mặt trời.
Tại Stonehaven, thị trấn cổ nằm ở vùng duyên hải đông bắc Scotland, người dân địa phương có truyền thống tạo những quả cầu lớn làm từ nùi giẻ tẩm dầu hỏa, rồi gắn nó vào những cây cọc và đốt lên; sau đó mang đi diễu hành trên đường phố để mừng năm mới.
8. Akitu (Babylon)
|
Akitu là lễ hội đón năm mới của người Babylon. Diễn ra vào thời điểm khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm (tính theo lịch ngày nay), Akitu được tổ chức để tôn vinh Marduk, vị thần tối cao của người Babylon, và để đánh giấu sự bắt đầu của mùa trồng trọt.
Còn đối với vua Babylon, nghi thức có phần khác biệt.
Nhà vua bắt đầu lễ hội bằng việc đi đến đền thờ thần Nabu, con trai của thần Marduk và là vị thần tượng trưng cho trí tuệ, để nhận một vương trượng từ các tu sĩ.
Sau đó, ông ta sẽ đi đến thành phố Borsippa và qua đêm tại đây.
Khi trở lại đền Nabu, vua Babylon sẽ cởi bỏ hoàng bào và vũ khí để hướng đến thần linh với lòng tôn kính.
Sau nghi thức này là cuộc diễu hành của tượng các vị thần, ca múa và các lễ hiến tế.
Hoàng Uy
>> Những kiểu mừng giao thừa độc đáo trên thế giới
>> 7 truyền thống đón Giáng sinh kỳ lạ trên thế giới
>> Samsung công bố ổ SSD mSATA 1 TB đầu tiên trên thế giới
>> Diageo được bầu chọn là nơi đáng đầu quân trên thế giới
>> Người sinh học đầu tiên trên thế giới
>> Rùng rợn hủ tục hiến tế thần linh
Bình luận (0)