Những người không có tinh trùng làm sao để có con?

Thiên Lan
Thiên Lan
14/06/2022 22:26 GMT+7

Chứng không tinh trùng (KTT) Azoospermia - là tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch - có thể gây vô sinh ở nam giới và vấn đề này ảnh hưởng đến khoảng 10% nam giới vô sinh.

Các loại KTT

Tiến sĩ Souren Bhattacharjee, chuyên gia tư vấn tại Phòng khám sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm Birla Fertility & IVF (Ấn Độ), tiết lộ rằng chứng KTT có thể có 2 loại: Không có tinh trùng do tắc nghẽn và không do tắc nghẽn.

KTT do tắc nghẽn là khi có sự tắc nghẽn hoặc mất kết nối trong mào tinh hoàn, các vấn đề về nội tiết tố, các vấn đề về xuất tinh hoặc các vấn đề với cấu trúc và chức năng của tinh hoàn dọc theo đường sinh sản.

Chứng không tinh trùng - Azoospermia gây ra gần 10% các trường hợp vô sinh

Shutterstock

KTT không do tắc nghẽn là khi sản xuất tinh trùng kém hoặc không có tinh trùng do khiếm khuyết trong cấu trúc hoặc chức năng của tinh hoàn.

Nguyên nhân của chứng KTT

Theo tiến sĩ Shafiq Ahmed, chuyên gia tư vấn tiết niệu tại Bệnh viện Manipal ở Dwarka (Ấn Độ), thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng không có tinh trùng, bao gồm các tình trạng di truyền như hội chứng Klinefelter - rối loạn nhiễm sắc thể giới tính, tế bào mầm không tồn tại trong tinh hoàn, dẫn đến giảm tinh trùng, androgens, và các phương pháp điều trị y tế khác như hóa trị hoặc xạ trị.

Ngoài ra, những bất thường về giải phẫu như giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc không có ống dẫn tinh ở cả hai bên cũng có thể gây ra tình trạng không có tinh trùng, theo Hindustan Times.

Chứng không tinh trùng - Azoospermia là tình trạng không có lượng tinh trùng có thể đo được trong tinh dịch

shutterstock

Nguyên nhân gây ra KTT do tắc nghẽn

• Do di truyền

• Nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt hoặc tinh hoàn

• Phẫu thuật cột sống hoặc phẫu thuật trong xương chậu, cơ quan sinh dục hoặc bụng dưới có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng hoặc gây cản trở quá trình sản xuất tinh trùng

Nguyên nhân gây ra KTT không do tắc nghẽn

• Thuốc kháng sinh và steroid được sử dụng trong điều trị ung thư

• Hút thuốc, uống rượu cũng có thể gây ra vấn đề trong quá trình sản xuất tinh trùng do ảnh hưởng đến nội tiết tố bên trong cơ thể

• Hóa trị hoặc xạ trị

• Tinh dịch đi vào bàng quang chứ không ra ngoài cơ thể, theo Hindustan Times.

Ngoài ra, tiến sĩ Souren Bhattacharjee, chuyên gia thụ tinh ống nghiệm, tại Phòng khám sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm Birla Fertility & IVF (Ấn Độ), cho biết nguyên nhân còn do nhiễm trùng trong hệ thống sinh sản nam giới hoặc tổn thương bộ phận sinh dục.

Lời khuyên và điều trị

Tiến sĩ Bhattacharjee khuyên, tốt nhất nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, uống đủ nước và kiểm soát căng thẳng. Đồng thời thường xuyên đi khám về khả năng sinh sản.

Luôn cẩn thận về các loại thuốc đang dùng và hỏi bác sĩ về tác động của chúng đối với khả năng sinh sản.

Theo tiến sĩ Ahmed, các nguyên nhân do nội tiết tố và tắc nghẽn của KTT thường có thể điều trị được và trong một số trường hợp, có thể phục hồi khả năng sinh sản.

Nếu chứng KTT là do rối loạn tinh hoàn, tinh trùng sống vẫn có thể được chiết xuất để sử dụng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, theo Hindustan Times.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.