Làn sóng Trung Quốc trong thế giới bóng đá đang ngày càng lan rộng, từ những phi vụ chuyển nhượng cầu thủ với mức giá khó tin đến việc thu mua các CLB. Từ Ngoại hạng Anh sang Serie A, từ La Liga đến Ligue 1, những biển hiệu Trung Quốc ngày càng xuất hiện dày đặc trong các trận đấu trên khắp châu Âu.
Nhưng Yonghong Li và những đồng hương của mình không phải là lớp người châu Á đầu tiên lấn sân sang bóng đá châu Âu. Từ lâu các nhà đầu tư hàng đầu Á Châu đã nhận ra tiềm năng to lớn từ việc kinh doanh bóng đá, họ thực hiện sang nhượng quyền sở hữu những CLB tên tuổi của bóng đá lục địa già, không ít trong số đó đã đạt được thành công vang dội.
tin liên quan
AC Milan chính thức về tay chủ Trung QuốcTriều đại AC Milan dưới thời cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi chính thức kết thúc sau 31 năm, người tiếp quản CLB giờ là tập đoàn Rossoneri Sport Luxembourg do doanh nhân Yonghong Li và Han Li người Trung Quốc điều hành.
Trong số 9 ông chủ giàu có nhất của bóng đá Anh, có đến 4 người xuất thân từ châu Á, trải dài qua các quốc gia: Qatar, Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan. Ở những giải đấu khác, không ít ông chủ đến từ châu Á đã tiếp quản những CLB tên tuổi, dưới đây là 5 đội bóng nổi bật nhất.
Paris Saint Germain - Ligue 1: Ông chủ: Nasser Al-Khelaifi (Quốc tịch: Qatar)
|
Nasser Al-Khelaifi mua lại PSG tháng 6.2011 và biến đội bóng thành thế lực mới tại châu Âu với những cái tên như David Beckham, Zlatan Ibrahimovic, Edinson Cavani và Thiago Silva. Chủ tịch CLB từng là VĐV quần vợt chuyên nghiệp và rất yêu thể thao.
Ông cũng là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của beIN Media Group, chủ tịch Quỹ đầu tư thể thao Qatar, Chủ tịch liên đoàn quần vợt Qatar và phó Chủ tịch liên đoàn quần vợt Tây Á. Ông cũng là thành viên của ban tổ chức FIFA Club World Cup. Năm 2015, Nasser được tôn vinh là chủ tịch được yêu thích nhất Ligue 1. Năm ngoái, ông được tờ L’Equipe bình chọn là người đàn ông quyền lực nhất bóng đá Pháp.
Manchester City - Ngoại hạng Anh: Ông chủ: Sheikh Mansour bin Zayed Al Nahyan (Quốc tịch: UAE)
|
Kể từ đó, "The Citizens" dần lột xác và biến thành thế lực mới của bóng đá Anh, họ liên tục nổ bom tấn và thu về không ít danh hiệu cao quý. Đặc biệt là chức vô địch Ngoại hạng Anh năm 2012 và 2014, cùng với đó là lần đầu tiên lọt tới bán kết Champions League ở mùa giải năm ngoái. Hiện Sheikh Mansour cũng là ông chủ giàu có nhất của bóng đá Anh với tổng tài sản lên tới 20 tỉ bảng.
Inter Milan - Serie A: Ông chủ: Erick Thohir (Quốc tịch: Indonesia)
|
Đến tháng 6.2016, Thohir quyết định bán lại 68,55% cổ phần cho tập đoàn Suning Holdings Group của Trung Quốc, người đứng đầu là Zhang Jindong. Ông vẫn giữ chức chủ tịch với 31,45% cổ phần còn lại. Zhang Jindong sau đó tuyên bố sẽ "bơm tiền" vào để đầu tư mạnh mẽ cho Inter, song song là việc mở rộng hình ảnh sang Trung Quốc.
Leicester City - Ngoại hạng Anh: Ông chủ: Vichai Srivaddanaprabha (Quốc tịch: Thái Lan)
|
Nghe có vẻ như hoang đường, nhất là khi Leicester hý họa lắm mới trụ lại Ngoại hạng Anh sau mùa giải 2014-2015, nhưng chính niềm tin vào Ranieri đã giúp ông thành công. Mùa giải 2015-2016 kết thúc như chuyện cổ tích với chức vô địch dành cho Leicester, đưa tên tuổi họ vào lịch sử giải đấu trước hàng loạt đội bóng sừng sỏ khác. Chưa hết, mục tiêu của Vichai đã hoàn thành trong 2 năm và chưa sử dụng quá 1/3 kinh phí dự kiến ban đầu.
Valencia - La Liga: Ông chủ: Peter Lim (Quốc tịch: Singapore)
|
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Peter Lim và các CĐV đội chủ sân Mestalla đang xấu đi. Ông được cho là đã không đến SVĐ kể từ tháng 4 năm ngoái, đội bóng cũng đang trong cơn bĩ cực chưa từng có trong vài năm qua. Dù vậy, giám đốc Anil Murthy cho biết rằng, Peter Lim không hề muốn bán Valencia, ngay cả khi được đề nghị mức giá tới 1 tỉ euro.
Bình luận (0)