Thành lập vào năm 1995, Yahoo mang trong mình những tham vọng, hoài bão của các nhà đồng sáng lập như Jerry Yang và David Filo, xây dựng lên một đế chế thống trị thị trường internet thời kỳ còn trong trứng nước.
Yahoo từng thành công với một hệ sinh thái các ứng dụng, website và cổng thông tin trên internet như Blog, Messenger hay Flickr. Thế nhưng, chính sự chậm chạp, khả năng thích nghi kém đã khiến Yahoo thất thế.
Gần đây nhất, công ty này đã phải bán mình cho nhà mạng Verizon với mức giá 4,83 tỉ USD. Nhiều người tỏ ra thương tiếc cho Yahoo, nhưng cũng không ít người chỉ trích thương hiệu này vì những sai lầm chết người dẫn tới sự lụi bại như hiện nay.
Thiếu nhạy bén
Yahoo từng được trao vào tay hai cơ hội, nhưng công ty đều tỏ ra thiếu nhạy bén. Lần đầu tiên, Yahoo được gợi ý mua lại Google vào năm 1997. Lúc này, giá trị của Google chậm chí chưa tới 1 triệu USD. Tuy nhiên thương vụ không được Yahoo theo đuổi quyết liệt và từ bỏ sau đó.
Hệ quả là không lâu sau đó, chính Yahoo phải sống cộng sinh với Google để phục vụ mục đích tìm kiếm. Sai lầm của Yahoo là chỉ cho phép người dùng “sinh sống” trong hệ sinh thái của họ, thiếu đi tính liên kết với hệ sinh thái khác có lợi.
Tương tự như vậy, Yahoo cũng từng để lọt thương vụ với Microsoft. Khi đó, Microsoft đề nghị mua lại Yahoo với số tiền 44 tỉ USD. Chê ít so với tầm cỡ của mình, Yahoo từ chối và tới nay, công ty này chỉ được định giá chưa tới 5 tỉ USD.
Xem nhẹ đối thủ
|
Hệ quả là sau đó không lâu, giá trị cổ phiếu của Facebook tăng mạnh, từ đó có thêm cơ hội để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, giúp Mark Zuckerberg thoát khỏi cuộc bán mình. Và ngày nay Facebook đã đè bẹp Yahoo.
Không bảo vệ được mỏ vàng Flickr
Yahoo từng đứng đầu mảng chia sẻ hình ảnh nhờ công cụ Flickr, trước khi Facebook hay Instagram xuất hiện. Thế nhưng, bản thân Yahoo lại không xem trọng mỏ vàng này, họ chỉ coi Flickr là một kho dữ liệu, thay vì mạng xã hội độc lập.
Hệ quả là Flickr do không được đầu tư đúng mức đã liên tiếp trượt dài. Trong thế giới các mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, Flickr tỏ ra khô khan và thiếu tính tương tác. Trong đó, cái sai của Yahoo là đã không thể khai thác hết mỏ vàng của mình.
Thiếu định hướng
|
Trong khi đó, Yahoo lại luôn phải chịu sự cạnh tranh từ các công ty công nghệ như Google hay Microsoft. Bản thân họ luôn sợ sệt khi thiếu đi văn hóa khởi nghiệp tương tự các đối thủ. Chính sự thiếu định hướng này đã khiến Yahoo “chệch đường”.
Đặt niềm tin nhầm chỗ
CEO Marissa Mayer của Yahoo là một phụ nữ quyền lực và tài ba. Thế nhưng, điểm đáng tiếc nhất của bà Marissa Mayer là được đặt vào nhầm chỗ. Thực tế đã chứng minh, dưới thời vị CEO này, Yahoo gần như không có được định hướng đúng đắn.
Hệ quả là Yahoo ngày nay đã phải rao bán mình. Chuyện một người có thể vực dậy được cả công ty không phải hiếm, nhưng có vẻ con đường của bà Marissa Mayer chông gai hơn và tương lai của Yahoo hiện tại thuộc về nhà mạng Verizon là câu trả lời rõ ràng nhất.
Bình luận (0)