(TNO) Một chế độ ăn uống tốt cộng thêm thói quen thường xuyên vận động được biết đến có tác dụng làm giảm cholesterol, nhưng bên cạnh đó còn có một số thứ lạ lùng sau cũng góp phần làm hạ cholesterol, theo Prevention.
Chiết xuất từ củ hành có tác dụng làm giảm cholesterol - Ảnh: Shutterstock
|
Chiết xuất từ hành
Một nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất từ củ hành có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu khác trong vài năm qua cũng cho thấy hành phát huy hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol LDL “xấu” và cả lượng đường trong máu. Tiến sĩ, bác sĩ tim mạch Deepika Gopal tại Bệnh viện tim Baylor Plano, ở bang Texas (Mỹ) tin rằng cả hành và tỏi đều có đặc tính làm giảm cholesterol. Bà giải thích, trong văn hóa Ấn Độ, các loại gia vị đều có đặc tính chữa bệnh, và hành tây, tỏi rất hữu ích trong việc giảm cholesterol dựa trên những gì mà chúng ta đã thấy trong lĩnh vực ẩm thực.
Men gạo
Một loại men phát triển trên gạo có chứa một hợp chất gọi là monacolin K. Cũng giống như các loại thuốc, monacolin K đóng vai trò tạo ra các cholesterol mà cơ thể cần để bảo vệ các tế bào. Khi cholesterol được sản xuất tự nhiên, đồng hành cùng quá trình này là gan kéo nồng độ cholesterol LDL “xấu” ra khỏi máu.
Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng không chỉ tạo thuận lợi cho chất thải di chuyển êm dịu trong đường ruột mà còn có thể giúp hạ thấp cholesterol. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong thuốc nhuận tràng đóng vai trò ngăn chặn sự hấp thu cholesterol vào trong máu. Bên cạnh việc ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol, chất xơ hòa tan còn có tác dụng phụ là hạ thấp nồng độ cholesterol, đem lại cảm giác no lâu, từ đó giúp cắt giảm việc tiêu thụ đồ ăn béo.
Đậu hũ
Nhiều nghiên cứu tìm thấy ăn đậu hũ và các sản phẩm từ đậu nành với mức độ vừa phải có tác dụng làm giảm cholesterol LDL, hoặc ít nhất không gây ảnh hưởng hoặc tác động “tích cực” trên các khối u ung thư vú. Các bác sĩ Trường Y Harvard (Mỹ) nói rằng uống khoảng 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol xấu xuống 5-6%. Đậu hũ cũng chứa phytosterol và là một protein có hàm lượng cholesterol thấp, vì vậy rất cần thiết thay thế thịt bằng đậu phụ ít nhất 1 ngày/1 tuần để làm giảm lượng cholesterol trong chế độ ăn uống.
Cholesterol
Các phiên bản của cholesterol, được gọi là phytosterol, thực sự có tác dụng cải thiện mức độ cholesterol bằng cách thay thế các cholesterol LDL “xấu” trong cơ thể. Phytosterol hoạt động tương tự như chất xơ hòa tan Metamucil. Nó có mặt trong một số cholesterol ở thực phẩm mà chúng ta ăn, như bơ hoặc bơ thực vật . Cũng như Metamucil, bổ sung phytosterol tốt nhất bằng cách thông qua các loại thực phẩm như trái cây và rau quả, các loại hạt và ngũ cốc như bột yến mạch.
Rượu vang đỏ
Một ly rượu vang đỏ mỗi ngày không làm tăng mức cholesterol LDL, mà còn tìm thấy có tác dụng thúc đẩy mức cholesterol HDL “tốt”. Rượu vang được chứng minh thực sự làm sạch động mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, với phụ nữ và người lớn trên 65 tuổi không nên uống nhiều hơn một ly rượu vang mỗi ngày; trong khi nam giới dưới 65 tuổi có thể uống được 2 ly một ngày.
Pectin
Lớp màu trắng đăng đắng nằm sát vỏ quả cam, quýt có chứa pectin, một chất xơ, có thể giúp hạ thấp cholesterol LDL xuống từ 7-10%, theo một nghiên cứu của các bác sĩ ở Hà Lan. Pectin hoạt động như phytosterol và Metamucil, với nhiệm vụ ngăn cản sự hấp thu cholesterol từ chế độ ăn uống. Pectin cũng được tìm thấy trong táo.
Ngủ
Một nghiên cứu từ Đại học Y Nihon Nhật Bản phát hiện phụ nữ không ngủ đủ giấc (ít hơn 5 giờ/ngày) hoặc nhiều hơn 8 giờ/ngày có liên quan đến mức độ cao của cholesterol LDL. Theo Prevention, chuyển hóa cholesterol xảy ra vào ban đêm, và đó là lý do tại sao rất nhiều loại thuốc có tác dụng hạ cholesterol được quy định phải uống trước khi ngủ. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều làm gián đoạn quá trình chuyển hóa chất béo và lượng đường mà chúng ta ăn trong suốt cả ngày.
Rễ cam thảo
Các loại kẹo cam thảo không thực sự giúp hạ thấp cholesterol như mọi người vẫn nghĩ mà thật ra rễ của nó mới có tác dụng. Nếu muốn hạ cholesterol, hãy tìm mua rễ cam thảo được bào chế dưới dạng thuốc viên. Một số nghiên cứu đã tìm thấy rễ cam thảo không chỉ làm giảm cholesterol LDL mà còn hạn chế cả việc tích tụ chất béo.
Bình luận (0)