Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến chiều cao?

Ngọc Quý
Ngọc Quý
15/04/2023 10:16 GMT+7

Sự phát triển chiều cao của con người là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, từ di truyền, dinh dưỡng, hoóc môn đến một số điều kiện nhất định. Tương tự, một người ngừng phát triển chiều cao khi nào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trong suốt giai đoạn ấu thơ và thiếu niên, cơ thể con người sẽ trải qua sự phát triển nhanh chóng và đạt đến ngưỡng trưởng thành. Sự phát triển này được thúc đẩy bằng hoóc môn tăng trưởng, đóng vai trò kích thích sự phát triển của xương và cơ bắp, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của một người ? - Ảnh 1.

Dù không thể thay đổi yếu tố gien nhưng một người có thể tối ưu hóa sự phát triển chiều cao bằng duy trì lối sống lành mạnh, ăn đủ dinh dưỡng và được chăm sóc sức khỏe phù hợp

SHUTTERSTOCK

Trẻ sẽ trải qua giai đoạn dậy thì. Độ tuổi dậy thì sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ di truyền đến dinh dưỡng. Nhưng nhìn chung, tuổi dậy thì ở bé trai là từ 8 đến 13, bé gái là từ 9 đến 14.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao trong giai đoạn dậy thì có thể khác nhau mỗi người. Một số phát triển nhanh, trong khi số khác có thể bị chậm phát triển thể chất. Chiều cao các bé có thể phát triển chậm hơn nhưng vẫn đạt được chiều cao trung bình tối thiểu.

Không những vậy, các mảng xương sẽ phát triển và hợp nhất nhau. Khi quá trình này hoàn tất thì cũng là lúc cơ thể phát triển hoàn chỉnh. Giai đoạn này thường xuất hiện từ 15 đến 17 tuổi ở bé trai và 13 đến 15 tuổi ở bé gái. Tất nhiên, con số này chỉ mang tính tương đối vì với một số cá nhân, các cột mốc sẽ có đôi chút có khác biệt.

Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến chiều cao? - Ảnh 2.

Có thể tối ưu hóa sự phát triển chiều cao và thể chất bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, ăn đủ dinh dưỡng và được chăm sóc sức khỏe phù hợp

SHUTTERSTOCK

Đối với tăng trưởng chiều cao, di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Vì chiều cao của chúng ta phần lớn được quyết định bởi gien thừa hưởng từ cha mẹ. Tuy nhiên, dù quan trọng nhưng di truyền không phải là yếu tố quyết định duy nhất.

Hoóc môn tăng trưởng được cơ thể tiết ra trong lúc đang ngủ cũng rất quan trọng với sự phát triển chiều cao. Một yếu khá cũng tác động là dinh dưỡng. Hấp thu đầy đủ các dưỡng chất thiếu yếu như protein, vitamin D sẽ giúp phát triển chiều cao một cách khỏe mạnh. Thiếu các dưỡng chất này có thể dẫn đến còi cọc hoặc các rối loạn phát triển khác.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường như phơi nhiễm bệnh tật, điều kiện sống cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao.

Tóm lại, không thể thay đổi gien di truyền của mình để cho cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta có thể tối ưu hóa sự phát triển chiều cao và thể chất bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, ăn đủ dinh dưỡng và được chăm sóc sức khỏe phù hợp, theo Healthline.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.