Nigeria xử lý vắc xin quá hạn tại bãi rác Gosa |
reuters |
Nigeria đã hủy số vắc xin quá hạn tại một bãi rác gần thủ đô Abuja.
Bà Faisal Shuaib, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Chăm sóc Y tế Ban đầu Quốc gia, cho hay giới hữu trách quyết định hủy bỏ vắc xin vì người Nigeria cần có sự tin tưởng vào quy trình tiêm phòng của quốc gia.
“Chúng tôi phải giữ lời hứa minh bạch trước người dân. Việc hủy vắc xin hôm nay là cơ hội để dân Nigeria tin tưởng chương trình vắc xin của Nigeria”, theo bà Shuaib.
Nigeria tiêu hủy 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca quá hạn |
Thông tin trên được công bố sau khi Hãng Reuters cho hay nước này tiếp nhận khoảng 1 triệu liều vắc xin đến từ châu Âu theo sáng kiến chia sẻ vắc xin Covax. Tuy nhiên, số vắc xin chỉ còn vài tuần trước khi quá hạn sử dụng.
Nigeria là một trong những quốc gia châu Phi có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 cao. Hiện nước này xác nhận hơn 227.000 ca Covid-19 và gần 3.000 trường hợp tử vong.
Theo số liệu của Reuters, Nigeria mới tiêm phòng cho hơn 3% dân số.
Bên cạnh Nigeria, các nước châu Phi khác cũng lâm vào tình trạng tiếp nhận vắc xin gần hết hạn. Tháng 7, Tổ chức Y Tế Thế giới thông báo đã có 9 nước châu Phi hủy bỏ ít nhất 450.000 liều vắc xin không còn hạn sử dụng.
Bộ trưởng Y tế Nigeria, Osagie Ehanire, cho hay giờ đây nước này “sẽ lịch sự từ chối mọi nguồn viện trợ vắc xin chỉ còn hạn ngắn hoặc không thể vận chuyển đúng thời hạn cho phép sử dụng an toàn”, theo Đài BBC.
Sau khi Malawi cũng hủy vắc xin quá hạn, Tổng thống Lazarus Chakwera hồi tháng 5 nói rõ nước này “không phải cái gì cũng chấp nhận”, và từ chối biến Malawi thành “bãi rác”.
Các nước phát triển, bao gồm Mỹ, đang cam kết đẩy nhanh nỗ lực viện trợ vắc xin phòng Covid-19 cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, số lượng được tiếp nhận trên thực tế hiện quá thấp so với kỳ vọng.
Tỉ lệ nhập viện vì Covid-19 ở Nam Phi giảm mạnh |
Tính đến tháng 10, chương trình Covax chỉ chuyển giao 330 triệu liều so với kế hoạch 2 tỉ liều như dự định ban đầu, theo Stat News.
Bình luận (0)