>>
Bình Định: Dùng trực thăng thả hàng cứu trợ cho dân
>>Đường sắt xuyên Việt sẽ ách tắc trong nhiều ngày
>>Tan hoang vùng tâm bão
>>Miền Trung ngập chìm trong lũ
>>17 người chết, 3 người mất tích do mưa lũ ở Phú Yên
>>Hàng nghìn mét khối gỗ trôi dạt do lũ
>>Bão giật cấp 12 tàn phá Phú Yên, Bình Định
Trong đó, huyện miền núi Đồng Xuân: 30 người, huyện Tuy An: 20 người, thị xã Sông Cầu: 13 người, TP Tuy Hòa và huyện Tây Hòa mỗi nơi 1 người; 16 người mất tích (huyện Đồng Xuân: 12, huyện Tuy An: 3 và thị xã Sông Cầu: 1 người), 20 người bị thương (huyện Phú Hòa: 1, huyện Đồng Xuân: 1, huyện Tây Hòa: 7, huyện Đông Hòa: 7, huyện Tuy An: 3 và huyện Sơn Hòa: 1 người).
Toàn tỉnh có 413 căn nhà bị sập hoàn toàn, nhiều nhất là huyện Đông Hòa với 99 nhà; 5.542 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng, nhiều nhất ở huyện Tây Hòa với 1.035 căn nhà tốc mái, hư hỏng và 22 tàu thuyền bị chìm.
Hiện tuyến đường sắt từ ga Tuy Hòa đi Diêu Trì (tỉnh Bình Định) vẫn bị tắc nhiều đoạn. Hiện có 4 đoàn tàu với 2.000 khách bị kẹt tại Phú Yên và tỉnh đang huy động 10 xe khách để trung chuyển số khách này ra ga Diêu Trì.
Do lũ sông Ba đang dâng lên cao nên nhiều xã dọc sông thuộc hai huyện Tây Hòa và Phú Hòa bị chia cắt và chìm sâu trong nước. Vào lúc 6 giờ sáng ngày 4.11, nước sông Ba đã làm sạt lở 20 mét trên tuyến đường ĐT 645 (thôn Tân Mỹ, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa) nên nước lũ tràn mạnh và gây ách tắc hoàn toàn giao thông trên toàn tuyến.
Ngập lụt ở Phú Yên vẫn còn rất nặng - Ảnh: Dương Thanh Xuân |
Nhiều đường giao thông liên thôn, liên xã, huyện lộ, tỉnh lộ, nhiều khu dân cư ở thị xã Sông Cầu, các huyện Tuy An, Đồng Xuân, TP Tuy Hòa… hiện vẫn đang ngập trong nước lũ.
Trước thiệt hại nặng nề, tỉnh Phú Yên đã đề nghị Trung ương hỗ trợ 120.000 thùng mì tôm để cứu đói ngay cho người dân các vùng bị nạn và 4.000 tấn gạo để cấp cho dân ngay sau khi nước rút.
Đồng thời, tỉnh đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chi viện lực lượng, phương tiện về các vùng bị thiệt hại nặng để giúp dân khôi phục nhà ở và các cơ sở hạ tầng khác; đề nghị Trung ương cấp 15 ca-nô và 1 tàu công suất lớn đủ điều kiện hoạt động cứu hộ trong gió cấp 8, cấp 9; đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam có phương án điều tiết xả lũ liên hồ giữa các tỉnh nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ lưu; đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sớm huy động lực lượng, vật tư để khắc phục hư hại giao thông trên quốc lộ 1A và đường sắt để sớm thông tuyến…
Tỉnh cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ 200 cơ số thuốc để phòng chống dịch bệnh sau lũ; 1.500 tấn lúa giống, 10 tấn hạt giống rau màu các loại, 120.000 liều vắc-xin lở mồm long móng và 50.000 lít thuốc sát trùng để khắc phục hậu quả lũ lụt.
Nhiều người có nguy cơ thiếu lương thực - Ảnh: Dương Thanh Xuân |
Tỉnh Phú Yên cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ 550 tỉ đồng (trong đó, 50 tỉ để hỗ trợ các gia đình có người chết, bị thương và khắc phục về nhà ở; 100 tỉ đồng để khắc phục giao thông...) để tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của bão lũ.
Nhiều nhà sập chỉ còn lại nền móng. Các đồ dùng trong nhà như lúa gạo, chăn màn, quần áo, gia súc không còn một thứ gì. Có người còn mắc kẹt trong bụi tre, có người chưa tìm được xác...
Đau lòng nhất có lẽ là gia đình chị Nguyễn Thị Nhung. Anh Nguyễn Đình Mỹ (43 tuổi), chồng chị Nhung, sau hơn 12 giờ chống chọi với thủy thần, đến 11 giờ ngày 3.11 đã chết cóng trên mái nhà để lại người vợ và hai đứa con gái.
Nhiều ngôi nhà ở Tuy An đổ nát, tan hoang - Ảnh: Đào Tấn Trực |
Được biết, anh Mỹ là lao động chính trong nhà. Vợ chồng anh làm nông nuôi hai con, do thiếu thốn nên con gái lớn phải nghỉ học sớm đi làm thuê, con gái nhỏ 15 tuổi đang học cấp 2. Gia đình anh Mỹ chị Nhung rất nghèo. Nước lụt làm anh Mỹ chết, nhà sập, trôi mất đàn heo nái, 3 triệu đồng tiền mặt và hơn 20 chục bao lúa vừa gặt xong.
Chị Nhung buồn đau trước cái chết của chồng - Ảnh: Đào Tấn Trực |
Hiện tại chị Nhung chỉ còn hai bàn tay trắng. Xung quanh nhà chị chỉ còn một đống đổ nát. Không biết cuộc sống của gia đình chị rồi sẽ ra sao...
Nước rút, cảnh hoang tàn lộ ra
Ngày 4.11, sau khi lũ rút, cảnh hoang tàn, đổ nát đang hiện ra ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên). Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân bị lũ, triều cường “dìm” ngay trước cửa sông Tam Giang.
Nhiều tuyến đường bị ách tắc do sạt lở nên việc đi lại hết sức khó khăn. Hàng loạt căn nhà xây dựng kiên cố bị bão đánh sập, lũ cuốn trôi. Đói khát đang hoành hành người dân ở đây sau hai ngày đêm chống chọi với bão lũ.
Trong khi đó, lũ tiếp tục dâng cao ở các huyện phía nam nên UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo sơ tán hơn 16.000 người dân ở ven sông, vùng trũng; đề nghị điều động thêm 15 ca nô để tiếp tục cứu hộ dân. Hầu hết nhà cửa các hộ dân vùng trũng của các huyện phía bắc bị ngập sâu trong nước, không còn lương thực để ăn.
PV Thanh Niên Online ghi lại những hình ảnh sau lũ rút.
|
|
|
Nha Trang: Nhiều nơi bị ngập nặng
Mặc dù không có mưa, nhưng từ tối ngày 3.11, tại Nha Trang (Khánh Hòa), nước từ thượng nguồn tràn về đã gây ngập tại các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, phường Phước Hải…
Hàng nghìn hộ dân tại các khu vực này đã phải nhanh chóng sơ tán đến nơi an toàn. Do nước tràn về trong đêm nên nhiều người hoang mang, lo lắng. Đến trưa nay 4.11, đường Hai Ba Tháng Mười vẫn ngập lụt, có nơi nước sâu trên 1 mét, khiến việc đi lại khó khăn.
Giá để “quá giang” qua đoạn ngập lụt (khoảng 2 km) dao động từ 10.000-20.000 đồng/người/lượt, 50.000-70.000 đồng/xe gắn máy/lượt. Khu vực Đồng Bò và Đồng Muối ở Nha Trang cũng ngập nước, khiến nhiều hộ gia đình đang bị cô lập. Hiện cơ quan chức năng đã cử lực lượng ứng cứu ở những khu vực này.
Trên bãi biển dọc đường Trần Phú (TP Nha Trang), rác, gỗ mục… dạt vào bờ với số lượng lớn, kéo dài nhiều km. Hàng trăm người đã đến đây để vớt gỗ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Khánh Hòa đã có 7 người chết, 3 người mất tích.
Sau đây là một số ảnh chụp tại đường Hai Ba Tháng Mười:
|
Nhiều đoạn ngập sâu trong nước - Ảnh: Văn Kỳ |
|
Phương tiện đi lại là thuyền - Ảnh: Văn Kỳ |
Có chỗ ngập sâu gần 1 mét - Ảnh: Văn Kỳ
|
Quan sát từ máy bay trực thăng của Quân khu 5, PV Thanh Nien Online đã chứng kiến hàng trăm khu dân cư vẫn còn chơi vơi giữa biển nước.
Người dân phải đối mặt với nhiều bất trắc nếu trời tiếp tục đổ mưa.
Điện chiếu sáng bị cúp liên tục, thông tin liên lạc nhiều nơi bị tê liệt hoàn toàn. Người dân vùng lũ vẫn chưa thể gượng dậy trong mưa lũ…
Khẩn cấp cứu đói cho dân, các cơ quan chức năng đã huy động lực lượng và phương tiện chuyển hàng đến những vùng bị cô lập.
Máy bay trực thăng của Quân khu 5 liên tục cất cánh vận chuyển và thả hàng cứu trợ từ Bình Định đến Phú Yên.
Ông Vũ Hoàng Hà - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định cho biết: “Tỉnh đã tiếp tế cho người dân bị cô lập hơn 10 tấn lương thực, thực phẩm bằng máy bay trực thăng. Công tác cứu trợ vẫn phải tiếp tục nỗ lực từng giờ vì bà con ở nhiều nơi có nguy cơ thiếu đói”.
Sáng nay, máy bay trực thăng Quân khu 5 cũng đã vận chuyển gần 500 thùng mì tôm vào thả tiếp tế cho đồng bào vùng bị cô lập do lũ ở Phú Yên.
Nhà máy nước khoáng Thạch Bích (Quảng Ngãi) đã phối hợp với Báo Thanh Niên triển khai vận chuyển hơn 900 thùng mì tôm và 500 thùng nước khoáng tiếp tế khẩn cấp cho người dân vùng ngập lũ của tỉnh Bình Định và Phú Yên.
PV Thanh Nien Online ghi nhận những hình ảnh khi tiếp cận các vùng bị cô lập vào sáng nay 4.11:
Dùng ca-nô len vào vùng ngập lũ tặng quà cho dân - Ảnh: Đình Phú |
Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định Vũ Hoàng Hà tặng quà trẻ em vùng lũ sáng 4.11 - Ảnh: Đình Phú |
Thả hàng cứu trợ từ trực thăng - Ảnh: Đình Phú
|
Nhiều khu dân cư ở Tuy Phước và TP Quy Nhơn vẫn còn bị cô lập, chơi vơi giữa biển nước - Ảnh: Đình Phú
|
Văn Kỳ - Đình Phú - Duy Xuyên - Đào Tấn Trực
>> tiếp tục cập nhật
Bình luận (0)