Sở dĩ nhiều cán bộ, viên chức nhũng nhiễu là bởi người dân đã có thói quen đưa hối lộ; cần phải nói không với nạn vòi vĩnh. Đó là ý kiến nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Tội phạm tham nhũng thường... tâm thần đăng trên Thanh Niên ngày 16.9.
Tẩy chay nạn hối lộ
Để tẩy chay hối lộ, chúng ta phải biết nói không với nạn hối lộ, không đưa hối lộ khi thực hiện các thủ tục và phải biết luật. Luật được ban hành là để quy định các mối hành xử, quan hệ trong xã hội. Nếu đưa hối lộ là phá luật!
Quang Minh
(minhquang_ng164@yahoo.com)
Tham nhũng làm suy yếu đất nước
Thiếu tướng Trần Đăng Yến nói rất đúng, đất nước sẽ về đâu nếu cứ mỗi năm có vài vụ tham nhũng lớn đến vậy. Sự suy yếu của quốc gia không phải là từ sự lạc hậu về công nghệ, kinh tế kém tăng trưởng, mà là do tham nhũng. Đây cũng là nguyên do làm băng hoại các giá trị tốt đẹp trong xã hội, và làm dân mất niềm tin.
Công Dân
(dankiemtra69@gmail.com)
Tại sao chỉ thu hồi 10%
Tôi thấy lạ là tại sao “năm nào cũng kiến nghị chỉ thu hồi tài sản thiệt hại 10% thôi”. Tài sản tham nhũng, điều tra ra có chứng cứ hẳn hoi, tòa xử công minh, đúng người đúng tội thì phải thu hồi hết, sao lại đặt ra là chỉ thu hồi 10%. Nên nhớ đây là tài sản của nhân dân, nhà nước chỉ có chức năng quản lý mà thôi. Mà quản lý yếu kém thì bắt buộc phải khắc phục, thu hồi.
Nguyễn Đình Chiến
(dinhchiennthuan@gmail.com)
Lê Đình Tuấn
Phạm Hải Hưng An Phong |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Tội phạm tham nhũng thường... tâm thần
>> Đã giảm một nửa số tội phạm tham nhũng được hưởng án treo
>> Ông Nguyễn Bá Thanh: Siết lại việc cho tội phạm tham nhũng hưởng án treo
>> Chậm xử lý tội phạm tham nhũng, kinh tế vì... thiếu tiền
>> Phải nghiêm khắc với tội phạm tham nhũng
>> Quốc hội cần lập cơ quan độc lập điều tra tội phạm tham nhũng
>> Tội phạm tham nhũng và ma túy gia tăng
>> Tấn công quyết liệt vào tội phạm tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại
Bình luận (0)