Do đâu có tục đốt vàng mã ?
|
Từ đó, việc hóa vàng trở thành thông lệ. Vào dịp lễ, tết..., nhất là rằm tháng bảy cúng vong hồn bơ vơ, nhân dân thường có thói quen hóa vàng nên nhiều nhà hàng mã sản xuất chuyên nghiệp trúng đậm vào “mùa vụ” này. Ngoài việc in “tiền âm phủ”, con người dần dần chế ra đủ loại hàng mã: áo quần, giày dép, ô nón, chăn gối, điếu cày…; thậm chí cả nhà lầu, tủ lạnh, máy vi tính, xe hơi “mẹc”, mỹ nữ và mới đây còn xuất hiện thêm iPhone, iPad cho hợp thời.
Phải phù hợp với thực tế
Minh chứng cho việc người chết không sử dụng được những phẩm vật đã hóa vàng, sư cô Thích Nữ Huệ Đức (Quan âm tu viện Q.Phú Nhuận) kể: “Khi phật tử mang đồ lễ tới cúng, tôi bảo họ chỉ đốt một phần thôi, rồi đứng khấn vái nếu có thiếu gì thì bề trên về quở trách để bổ sung xuống. Vậy mà từ đó đến nay, cũng chẳng thấy bề trên nói gì. Sau này học hỏi thêm, tôi càng hiểu rằng người ta đốt vàng mã là do thói quen chứ Phật giáo không quy định việc này”.
Thượng tọa Thích Trực Giáo (chùa Giác Nguyên, Q.4) lý giải một hiện tượng khác mà ông cho là “vừa tốn tiền vô ích vừa không phù hợp với thực tế”: “Ở đám tang, trước quan tài hay có một siêu thuốc bắc. Tìm hiểu thì được biết thời ông cha ta ngày xưa chưa có nhà thương nên khi mắc bệnh người nhà hay ra vườn hoặc vào rừng sâu lấy lá về sắc thuốc uống, chôn cất xong thì đập bỏ ngay vì sợ xui xẻo cho con cháu. Trong khi bây giờ, đau nặng thì vào bệnh viện, đau nhẹ thì ra nhà thuốc mua chứ có… sắc thuốc uống đâu mà khi chết, người nhà chạy đôn chạy đáo để tìm mua siêu thuốc bắc”.
Hòa thượng Thích Chơn Không (trụ trì chùa Thiên Tôn, Q.5) nói: “Tôi khuyên mỗi lần cúng cơm, tang quyến chỉ đốt tượng trưng khoảng 10 lá bạc với tấm lòng thành là đủ, không nên đốt nhiều, đốt lai rai và tuyệt đối không đốt nhà cửa, xe cộ, quần áo… dễ gây cháy nổ, cũng không bốc từng vốc giấy tiền vàng mã rải trên đường dễ bay vào mặt người đi xe gắn máy dễ gây tai nạn”.
Cần sớm đưa vào luật
|
Vì vậy, hơn 20 năm nay, tại chùa Liên Hoa chủ trương tiết kiệm tài nguyên thảo mộc, khuyến khích phật tử đến chùa kính viếng không thắp hương và tuyệt đối không đốt giấy tiền mã. Chùa Giác Nguyên, hội quán Ôn Lăng và nhiều cơ sở thờ tự khác còn niêm yết thông báo, vận động… nhắc nhở người dân hạn chế đốt nhang đèn, vàng mã.
Để chấm dứt tập tục này, sư cô Thích Nữ Huệ Đức đề nghị: “Phải nhanh chóng đưa nội dung cấm đốt, rải vàng mã vào luật tín ngưỡng tôn giáo, giống như quy định cấm đốt pháo và bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì mọi người mới nghiêm chỉnh chấp hành, đồng thời phải nghiêm cấm sản xuất và buôn bán các loại hàng mã, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc thì mới hy vọng giải quyết được tận gốc vấn đề”.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch UB MTTQ VN TP.HCM, kiến nghị thêm: “Phải ràng buộc trách nhiệm của các cơ sở dịch vụ mai táng trong việc nhắc nhở, cam kết với người dân không được rải vàng mã trên đường đi đưa tang và khi dừng lại cúng dường phải dọn dẹp sạch sẽ. Ngoài ra, đối với từng xã, phường, thị trấn, khu phố, tổ dân phố… cần đưa nội dung nói “không” với đốt, rải vàng mã vào việc xét điểm danh hiệu thi đua hằng năm, trường hợp nào vi phạm cần có biện pháp chế tài phù hợp”.
Bình luận (0)