Với sản lượng này, đây là lần đầu tiên sau nhiều năm liên tiếp phải nhập khẩu đường, nước ta đã tự chủ được mặt hàng thiết yếu này, không chỉ đảm bảo cho tiêu dùng nội địa mà từ đầu năm đến nay còn xuất khẩu được khoảng 200.000 tấn đường. Tuy nhiên, lượng đường xuất khẩu chủ yếu là qua con đường biên mậu với Trung Quốc.
Theo ông Hòa, dự báo, trong niên vụ 2012-2013, cả nước sẽ trồng khoảng 300.000 ha mía, sản lượng đạt 18,9 triệu tấn và các nhà máy sẽ sản xuất được gần 1,6 triệu tấn đường, ngoài cung cấp cho tiêu dùng nội địa, vẫn còn dư trên 200.000 tấn đường. Số đường này chủ yếu sẽ dành cho xuất khẩu nhưng theo sức cạnh tranh của mặt hàng đường nước ta so với các nước trong khu vực còn chưa cao nên tìm thị trường sẽ là một bài toán khó.
Tại hội nghị, ông Hòa cũng nêu thêm một loạt bất cập khác của ngành mía đường. Theo ông Hòa, năng suất đường của Việt Nam hiện chỉ đạt 5,4 tấn/ha, chỉ bằng 50% năng suất đường bình quân của thế giới (11 tấn/ha). Một số nhà máy không có đủ nguyên liệu vẫn thực hiện mua mía theo 2 giá trong vùng và ngoài vùng nguyên liệu dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, phá vỡ vùng nguyên liệu của các nhà máy khác. Trong khi đó, tình trạng đường lậu qua đường biên giới tây nam, cửa khẩu Lao Bảo tràn vào và lượng đường tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc thẩm lậu vào nội địa không nhỏ đang gây nhiều hệ lụy không nhỏ về tình hình cung-cầu, giá cả trên thị trường đường nội địa.
Quang Duẩn
>> Thực trạng đáng báo động của ngành mía đường Việt Nam
>> Hiệp hội mía đường: Chuyện nhà tự kể
>> Chương trình mía đường: Nợ đọng 5.000 tỉ đồng, mất khả năng chi trả
Bình luận (0)