Nông học - Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

30/07/2015 11:02 GMT+7

Không ít bạn trẻ đang 'né' những ngành học liên quan đến nông nghiệp trong khi hầu hết kỹ sư ngành này ra trường đều tìm được việc làm với mức thu nhập khá cao.

Không ít bạn trẻ đang “né” những ngành học liên quan đến nông nghiệp trong khi hầu hết kỹ sư ngành này ra trường đều tìm được việc làm với mức thu nhập khá cao.

Nông học- Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại
SV ngành Nông học tham quan thực tế sản xuất tại Công ty liên doanh Bio-Pharmachemic - Ảnh: Quang Thái
Khi SV không chọn nông nghiệp
Những năm gần đây, các trường ĐH thuộc khối nông - lâm - ngư nghiệp thường công bố mức điểm chuẩn vào trường bằng điểm sàn ĐH nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Thêm vào đó, tỷ lệ sinh viên (SV) trúng tuyển nhưng không theo học ngành này cũng khá cao, nhiều trường chỉ có 1/3 số SV đến nhập học. Tuyển sinh đã khó, giữ được SV cũng không đơn giản. Tình trạng SV khối ngành này chỉ học tạm một thời gian, sau đó thi lại và chuyển sang trường khác cũng thường xuyên xảy ra.
Nguyên nhân khiến các ngành này “ế” trước hết phải kể đến sự nhận thức của mọi người về công việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng học nông - lâm ra trường sẽ phải xuống ruộng, làm các công việc chân lấm tay bùn hoặc chỉ giữ rừng, trang trại… là cùng. Ngoài ra, không ít thanh niên Việt Nam, phần lớn xuất thân từ nông thôn lại muốn thoát khỏi cuộc sống của mình bằng con đường đại học. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của thí sinh khi chọn ngành, chọn trường cho nghề nghiệp sau này.
Bên cạnh đó, theo lý giải của một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, ngoài những lý do trên, còn có những nguyên nhân sâu xa hơn, như: hệ thống cơ sở đào tạo các ngành nông nghiệp còn yếu; chương trình đào tạo, bồi dưỡng không cân đối giữa lý thuyết và thực hành; đánh giá nhu cầu đào tạo, kết quả sau đào tạo yếu; phương pháp giảng dạy, học tập chậm đổi mới...
Nhu cầu nhân lực cao
Trên các website việc làm, nhiều công ty, xí nghiệp, trong đó có các tập đoàn vốn đầu tư nước ngoài… liên tục đăng thông báo tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành Nông học, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chế biến lâm sản... có thể tìm được việc làm với mức lương dao động từ 4,5 - 6 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, nhiều công ty, doanh nghiệp còn đến tận trường ĐH để tuyển dụng, “đặt hàng” SV về làm việc sau khi ra trường như: Viện lúa ĐBSCL, Công ty CP giống cây trồng miền Nam, Công ty TNHH máy nông nghiệp Bông Lúa Vàng, Tổng công ty thuốc lá VN... Tuy nhiên, hầu như nguồn nhân lực của các trường vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hiện nay, thị trường nước ngoài cũng đang có nhu cầu lớn về nguồn kỹ sư nông nghiệp có trình độ chuyên môn và sẵn sàng tiếp nhận lao động Việt Nam với mức thu nhập cao.
Cơ hội việc làm đối với các SV ngành Nông học rất phong phú và cũng đầy sáng tạo. Do đó, đòi hỏi SV phải năng động, nhạy bén để nắm bắt công việc một cách nhanh chóng, chính xác. SV ngành Nông học sau tốt nghiệp có thể làm việc tại các Sở NN-PTNT, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ sở nghiên cứu ngành nông - lâm - ngư, viện nghiên cứu, các trường ĐH và CĐ, phòng thí nghiệm nông nghiệp, công ty giống cây trồng, công ty phân bón, công ty hóa chất nông nghiệp, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, tự lập trang trại hoặc doanh nghiệp dịch vụ cây trồng và vật nuôi...
Đề án tuyển sinh riêng ĐH, CĐ chính quy giai đoạn 2015 - 2016 của Trường ĐH Cửu Long đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt. Theo đó, trường được phép áp dụng 2 phương thức tuyển sinh: xét học bạ THPT và xét kết quả thi THPT quốc gia. Trường nhận hồ sơ xét tuyển đến ngày 31.10.2015. Chi tiết liên hệ:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
Quốc lộ 1A, H.Long Hồ, Vĩnh Long.
Điện thoại: 0703 821655 - Fax: 0703 657011.
Email: mekonguniversity@mku.edu.vn
Website: http://mku.edu.vn
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.