'Nóng ran' đường dây phản ánh vi phạm của CSGT

01/08/2013 18:00 GMT+7

(TNO) Trong ngày hôm nay 1.8, đường dây nóng của Cục CSGT, Bộ Công an đặt tại Hà Nội đã nhận được hơn 300 cuộc gọi từ người dân, song chủ yếu là gọi vì tò mò khi một số tờ báo cho biết Cục CSGT công bố số điện thoại để tiếp nhận vi phạm của CSGT.

(TNO) Trong ngày hôm nay 1.8, đường dây nóng của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an đặt tại Hà Nội đã nhận được hơn 300 cuộc gọi từ người dân, song chủ yếu là gọi vì tò mò khi một số tờ báo cho biết Cục CSGT công bố số điện thoại để tiếp nhận vi phạm của CSGT.

>> Phản ánh cán bộ, công chức vi phạm qua đường dây nóng
>> HĐND TP.Cần Thơ tiếp nhận ý kiến cử tri qua đường dây nóng
>> Đắk Lắk mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin tài xế sử dụng ma túy
>> Cần một “đường dây nóng” về biển Đông
>> Lập đường dây nóng cung cấp thông tin lụt bão

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên Online, số điện thoại đường dây nóng: 069.42608 đã có từ nhiều năm nay và được đăng tải công khai trên trang web csgt.vn.

Trên trang web này còn có số điện thoại đường dây nóng của CSGT 63 tỉnh, thành phố.

Một cán bộ tiếp nhận đường dây nóng của Cục CSGT cho biết, trong ngày hôm nay đã nhận được hơn 300 cuộc gọi: “Vừa hết cuộc này thì cuộc khác đã gọi đến nóng hết cả máy, nhưng chủ yếu người ta hỏi rằng đây có phải số máy tiếp nhận tiêu cực hay không”, vị này nói.

Theo vị cán bộ này, trước đây đường dây nóng chỉ tiếp nhận khoảng vài chục cuộc gọi một ngày, chủ yếu là phản ánh việc xe khách chạy quá tốc độ hoặc nhồi nhét khách.

Người gọi đến không chỉ là hành khách mà còn có cả người dân đi đường thấy tai nạn, các tài xế xe khách, thậm chí là cả những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh tìm cách phá hoại nhạu. “Đương nhiên là cán bộ tiếp nhận của chúng tôi đã được huấn luyện về nghiệp vụ nên những cuộc gọi mang tính chất hoang báo, phá hoại thì chúng tôi đều nắm được và có biện pháp xử lý”, vị này cho biết.

Cũng theo vị cán bộ này, chủ trương của lãnh đạo Cục là công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận tất cả những vấn đề liên quan đến vi phạm trật tự an toàn giao thông, kể cả những hành vi nhũng nhiễu của cảnh sát. 

Ngày 27.7, thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đã ký Điện chỉ đạo các tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu lực công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, Giám đốc Công an các địa phương chấn chỉnh ngay việc bố trí lực lượng công an ra đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, thực hiện đúng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra kiểm soát của CSGT đường bộ.

Lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT phải thực hiện phương thức tuần tra cơ động là chính. Nghiêm cấm lập các chốt kiểm tra cố định hoặc thường xuyên đến một địa điểm tổ chức dừng xe để kiểm tra (trừ địa điểm là “điểm đen” giao thông). Việc dừng phương tiện để kiểm tra phải thực hiện đúng quy trình công tác và điều lệnh Công an nhân dân, nghiêm cấm tình trạng “vẫy xe” xem giấy tờ qua loa rồi cho đi.

Mặt khác, việc phối hợp với các lực lượng chức năng khác phải có kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm đúng phận sự, chức trách được giao, không làm thay lực lượng khác, không để lực lượng khác làm thay CSGT.

CSGT tập trung điều tiết, hướng dẫn giao thông, xử lý nghiêm các lỗi chủ yếu gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông, chỉ xử lý những trường hợp xe quá khổ, quá tải đang lưu thông trên đường phát hiện có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Bộ Công an cũng khẳng định: “Nếu phát hiện có các biểu hiện vi phạm quy trình công tác, tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ, phải kiên quyết lập biên bản, xử lý theo quy định”.

Theo một lãnh đạo Cục CSGT (C67), để thực hiện nghiêm công điện của Bộ Công an, C67 đã thành lập các tổ công tác vừa công khai, vừa bí mật đi giám sát, kiểm tra việc CSGT địa phương thực hiện. Trường hợp vi phạm, C67 xử lý theo các mức: Phê bình, khiển trách, cảnh cáo, tước quân tịch đuổi khỏi ngành. Đặc biệt, với trường hợp CSGT vẫy xe kiểm tra qua loa thì khiển trách, nhưng vẫy xe kiểm tra qua loa rồi nhận tiền cho đi thì sẽ đuổi khỏi ngành.

SỐ ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DY NÓNG XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG CỦA CỤC CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SẮT VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG

1. Số điện thoại đường dây nóng của Cục: 069.42608

2. Số điện thoại đường dây nóng của các địa phương: An Giang 076.3942942; Kiên Giang 0773.3820114; Bình Định 056.3822863 Kon Tum 060.3862459; Bình Dương 0650.3822309; Lâm Đồng 063.3241333; Bình Phước 0651.3879924; Lào Cai 020.3869176; Bình Thuận 062.3858121; Lạng Sơn 025.3811294; Bà Rịa-Vũng Tàu 064.3852150; Lai Châu 0231.3877027; Bắc Giang 0240.3854789; Long An 072.3820900; Bắc Kạn 0281.3869152; Nam Định 0350.3891026; Bắc Ninh 0241.3822415; Nghệ An 038.3839222; Bạc Liêu 0781.3822762; Ninh Bình 030.3873338; Bến Tre 075.3829657; Ninh Thuận 061.3823309; Cà Mau 0780.3831214; Phú Thọ 0210.3952157; Cao Bằng 026.3852439; Phú Yên 057.3847045; Cần Thơ 0710.3882226; Quảng Bình 052.3822188; Đắk Lắk 0500.3869163; Quảng Nam 0510.3852577; Đà Nẵng 0511.3821306; Quảng Ngãi 055.3822883; Đắk Nông 0501.3544499; Quảng Ninh 033.3789136; Đồng Nai 061.3826889; Quảng Trị 053.3890305; Đồng Tháp 067.3851054; Sơn La 022.3852393; Điện Biên 0230.3824357; Sóc Trăng 079.3617617; Gia Lai 059.3869184; Tây Ninh 066.3822000; Hà Giang 0219.3869142; Thái Bình 036.3870281; Hà Nam 0351.3851021; Thái Nguyên 0280.3869121; Hà Nội 04.39396886; Thanh Hóa 0373.3853085; Hà Tĩnh 039.3690680; Thừa Thiên - Huế 054.3823856; Hải Dương 03203.3889227; Tiền Giang 073.3899585; Hải Phòng 0313.3895827; TP.HCM 08.38387521; Hậu Giang 0711.3952179; Trà Vinh 074.3749227; Hưng Yên 0321.3865306; Tuyên Quang 027.3821968; Hoà Bình 0218.3869218; Vĩnh Long 070.3833939; Khánh Hoà 058.3561515; Vĩnh Phúc 0211.3867853;  Yên Bái 029.3869339

Hoàng Trang

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.