Sau 2 năm hoạt động, tổ chức Camions of Care do Nadya Okamoto, tân sinh viên Đại học Harvard mới 18 tuổi sống tại thành phố Portland (bang Oregon, Mỹ), thành lập và điều hành đã cung cấp 350.000 băng vệ sinh (dạng ống hoặc miếng) cho nhiều phụ nữ vô gia cư tại Mỹ cũng như vài nước khác, theo Huffington Post.
"Tôi từng có công việc với mức lương hơn 100 triệu đồng/tháng nhưng không hiểu sao đêm về lại không ngủ ngon, cứ như còn có điều gì đó mình chưa thực hiện được. Tôi tìm lại tâm nguyện của bản thân và quyết định làm dự án vì cộng đồng này”.
Ngoài mục tiêu cung cấp các sản phẩm dành cho phụ nữ đến những đối tượng cần nhưng không có điều kiện mua sắm, Camions Care còn mong muốn thay đổi nhiều quan niệm chưa đúng đắn, chính xác của mọi người về chu kỳ kinh nguyệt.
"Chúng tôi cố gắng truyền đi thông điệp rằng kinh nguyệt là điều đáng để chúng ta vui mừng", Okamoto chia sẻ. "Nó cho thấy cơ thể người phụ nữ đang hoạt động bình thường và rằng họ đã trưởng thành chứ không đồng nghĩa với sự thiếu thốn về tư cách cũng như năng lực".
|
Chương trình được Okamoto đề xướng tỏ ra rất hiệu quả vì trong thực tế, người ta ít khi làm từ thiện bằng cách ủng hộ băng vệ sinh. Bên cạnh đó, do những định kiến chưa đúng đắn về chu kỳ kinh nguyệt nên các tổ chức xã hội cũng thường mang tâm lý ngại "hỏi xin" sản phẩm dành riêng cho chị em phụ nữ.
Margie Wakeham, giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Families Forward, thừa nhận với The Los Angeles Times rằng những người thuộc thế hệ của bà "không nói về băng vệ sinh cũng như các sản phẩm dùng để làm sạch khác" vì tâm lý ngại ngùng.
|
Okamoto cho biết, thông thường, khi không có các sản phẩm chuyên dụng, phụ nữ vô gia cư phải sử dụng giấy vệ sinh hoặc thậm chí gói hàng, vải vóc... để thay thế, từ đó dễ dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Theo Huffington Post, hiện tại Camions of Care đã có chi nhánh ở 47 trường trung học, đại học trên khắp nước Mỹ cũng như vài quốc gia khác, thu hút lượng tình nguyện viên khổng lồ, lên tới hơn 2000 người.
Bản thân Nadya Okamoto, cô gái người Mỹ mang gốc gác Nhật Bản và Đài Loan, cũng từng chịu cảnh vô gia cư sau khi cha mẹ li dị năm mới 9 tuổi. Ngoài hoạt động từ thiện, Okamoto còn thích trượt ván, nhảy hiện đại và viết blog về các vấn đề liên quan đến nữ quyền, sắc tộc...
Sự ra đi đột ngột của một tình nguyện viên khi đang lo cho người dân vùng lũ Quảng Bình đã gây xúc động mạnh cộng đồng trong ngày qua.
Ông Chris Bobel, Chủ tịch Hội nghiên cứu về Chu kỳ kinh nguyệt Mỹ, cho biết các phong trào xã hội liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ bắt đầu được khởi xướng vào những năm 1960, nhưng chỉ thực sự thu hút sự chú ý từ phía cộng đồng trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây, theo NBC News.
Bình luận (0)