Nhập con giống từ miền Bắc
Cơ duyên đưa anh Hạnh đến với nghề nuôi chim trĩ là vào năm 2015, khi lên mạng tìm hiểu cách làm ăn để kiếm thêm thu nhập, anh Hạnh cảm thấy “kết” với mô hình nuôi chim trĩ thuần chủng mang lại hiệu quả kinh tế cao lại ít tốn công chăm sóc. Muốn thử sức với loài vật nuôi này, anh cất công ra tận miền Bắc, tìm đến các hộ nuôi chim trĩ có uy tín mua 50 con giống về nuôi.
tin liên quan
Thầy giáo nuôi chim trĩ bán vào siêu thịHiện anh Hạnh đã xây dựng khu chuồng nuôi rộng 100 m2, phủ đệm lót sinh học sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường. Chỉ sau 3 năm, từ 20 con giống còn sống sót, đàn trĩ đỏ, trĩ xanh của anh đã tăng lên 400 con, gồm 100 con chim bố mẹ và 300 con chim thương phẩm. Chim trĩ 1 ngày tuổi anh Hạnh bán với giá 35.000 - 40.000 đồng/con, chim 1 tháng tuổi 100.000 đồng/con và chim thương phẩm từ 230.000 - 240.000 đồng/kg. Nhờ đó, mỗi năm anh thu nhập trên 300 trịêu đồng.
Đầu ra ổn định
Theo anh Hạnh, chim trĩ vốn là loài hoang dã nên người nuôi cần nắm vững kỹ thuật mới đạt hiệu quả cao. Chim ít khi mắc bệnh, nếu có thường là bệnh phổi và bệnh Ecoli khá dễ điều trị. Chuồng chim được rào bằng lưới thép B40, phía trên lợp mái tôn tránh chim bay ra ngoài, có treo cành cây ngang cho chim đậu; phía dưới trải đệm lót sinh học để chuồng trại luôn sạch sẽ và hạn chế dịch bệnh.
tin liên quan
Tự tạo cơ hội: Nuôi chim trĩNhững yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của chim trĩ là kỹ thuật ghép đôi, bảo quản và ấp trứng. Tỷ lệ ghép đôi phù hợp là 1 trống 6 mái trong chuồng có diện tích 2 m2, không nên ghép theo tỷ lệ 1 trống 1 mái, cũng không nên ghép nhiều mái dẫn đến tỷ lệ trứng nở kém. Tập tính sau sinh sản của chim trĩ khá giống chim tu hú. Chúng đẻ trứng xong nhưng lại không ấp, do đó người nuôi phải cho ấp bằng máy để đạt tỷ lệ nở 80 - 85%.
Hiện đầu ra của chim trĩ giống và chim thương phẩm khá ổn định. Không chỉ khách hàng ở TP.Cần Thơ mà các tỉnh như An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, TP.HCM… cũng tìm đến trang trại anh đặt mua. Sắp tới, anh Hạnh sẽ mở rộng trang trại, tăng đàn, nhập chim trĩ bảy màu về nhân giống để bán con giống, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho bà con tại địa phương. “Cùng công chăm sóc, chi phí thức ăn, nuôi chim trĩ có thể mang lại giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với các loại gia cầm thông thường. Do đó, nếu biết đầu tư đúng cách, nghề nuôi chim trĩ hoàn toàn có thể giúp bà con có nguồn thu nhập khá”, anh Hạnh chia sẻ.
Bình luận (0)