Trước đó, nhóm tác giả đã thu thập và phân tích mối tương quan giữa dữ liệu về khu vực sinh sống cùng tình trạng mắc Covid-19 của các cư dân tại TP.Detroit (thành phố ô nhiễm thứ 12 ở Mỹ).
Kết quả cho thấy những bệnh nhân Covid-19 sống tại những khu vực có nồng độ bụi mịn PM2.5 (tức hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm) thường dễ chuyển biến nặng hơn (tức phải thở máy và được chăm sóc đặc biệt) so với những người sống ở nơi ít ô nhiễm hơn.
Tiến sĩ Anita Shallal, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết hiện tại vẫn chưa xác định được vì sao ô nhiễm không khí có thể khiến bệnh Covid-19 trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, bà đưa ra nhận định: “Việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị vi rút tấn công. Thêm vào đó, những hạt bụi mịn trong không khí ô nhiễm cũng có thể hoạt động như một vật chuyển tiếp vi rút, làm tăng khả năng lây lan của nó”.
Bình luận (0)