Xe Howo chở quá tải tàn phá mặt đường các gói thầu thuộc dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai trong quá trình thi công - Ảnh: Đỗ Chí |
Tuy nhiên, ông Thọ cũng lưu ý các DN, nhiều phương tiện đang lưu thông hiện nay, đặc biệt là sơ mi-rơ moóc DN trong nước đặt hàng, không theo chuẩn quốc tế. Chẳng hạn xe Howo (hay gọi xe hổ vồ) của Trung Quốc không được phép chạy trên các tuyến quốc lộ ở Trung Quốc nhưng VN lại nhập khẩu rất nhiều. Khi nhập về, mỗi xe Howo theo thiết kế thùng chỉ chở được 10 tấn, song công suất của xe chở được lên tới 90 tấn. “Đăng kiểm xong, chủ xe cơi nới thùng lên để chở quá tải, tình trạng này rất phổ biến trong thời gian qua. Nếu không cơi nới thùng để chở quá tải thì chỉ dở hơi mới nhập xe này về, vì chở đúng tải thì lỗ vốn”, ông Thọ nói.
Về trách nhiệm quản lý, Thứ trưởng Thọ cũng cho rằng Bộ GTVT nghiêm túc kiểm điểm thiếu sót vì đã để tình trạng xe quá khổ, quá tải tồn tại quá dài. 10 năm nay kiểm soát xe quá tải không nghiêm, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến các DN nhập quá nhiều xe không đạt tiêu chuẩn, xe hoán cải...
Theo ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, vẫn còn tồn tại 7.000 sơ mi-rơ moóc chưa được điều chỉnh theo yêu cầu của Bộ GTVT. Theo quy định, đến 31.12.2014 phải cải tạo khối lượng của toàn bộ xe này, nhưng thủ tục hoán cải phức tạp, chi phí gần 20 triệu đồng/xe, thời gian chờ đợi không hoạt động thiệt hại mỗi xe trung bình 50 triệu đồng. Ông Tiến đề nghị lùi thời gian bắt buộc điều chỉnh khối lượng sơ mi-rơ moóc thêm 1 năm để DN kịp chuẩn bị.
Thứ trưởng Thọ yêu cầu Cục Đăng kiểm VN thành lập tổ cơ động hỗ trợ DN giải quyết và cam kết mỗi quý, các cơ quan quản lý của Bộ sẽ đối thoại định kỳ để tháo gỡ khó khăn cho các DN cả nước.
Mai Hà
>> Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc tăng tới 187%
Bình luận (0)