Offroad xuyên biên giới

27/08/2016 11:11 GMT+7

Từng đi khắp các cung đường ngang dọc thuộc loại 'khó nhằn' nhất Việt Nam, rồi sang Indonesia tắm những cơn mưa bùn, hố sình ở rừng nguyên sinh..., với những người như anh Mẫn Phan, offroad khó nhưng luôn hấp dẫn.

Anh Mẫn Phan và 3 người anh em trai được xem như những người đầu tiên tạo ra xu hướng chơi offroad cho giới mê xe địa hình ở miền Nam từ năm 2007, tạo ra phong trào chơi xe, làm xe đi khám phá các cung đường. Đến bây giờ họ vẫn là những người đi đầu mở mang những hướng đi mới, phong cách chơi xe, làm các loại xe mới để thỏa sức phiêu lưu trong rừng.
Chuyến đi rừng đáng nhớ đầu tiên do anh Mẫn Phan tổ chức vào năm 2009 gồm hơn 10 xe offroad tham gia, lần đầu đi thử đường xa, kết hợp mang theo quần áo, gạo, mền tặng cho đồng bào ở Đưng Knớ.
Xế cũ hồi sinh và 'quái chiêu' của dân sưu tầm xe
'Có chiếc Honda nguyên bản đời 62 tôi phải theo chủ cũ vài năm liền, cứ vài ngày qua thăm xe, đem giẻ ra lau chùi… như con cưng. Cứ qua lại thăm hỏi nhiều lần, thấy thành ý của mình, chủ xe mới nhường lại...'
“Cách Đà Lạt 60 km nhưng chúng tôi chỉ đi được hơn 30 km rồi phải quay về - anh kể - ngoài yếu tố kỹ thuật, năm đó chúng tôi chưa chuẩn bị kỹ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến, thì địa hình 'đại lộ kinh hoàng' - tỉnh lộ 722 vẫn là cơn ác mộng của nhiều người. Từng con dốc dài trơn nhẫy, đầy hố lớn cứ như nam châm, xe đi xuống sẽ hít dính cứng ngắc khiến xe dù mạnh, có tời vẫn khó mà kéo qua khỏi. Đoàn xe đi từ sáng thứ sáu, dự định chủ nhật về nhưng đến sáng thứ bảy, cả đoàn quyết định quay lại. Sau lần đó, chúng tôi ý thức hơn về sự chuẩn bị. Chuẩn bị tốt thì thành công một nửa, còn lại là dựa vào ý chí và kỹ thuật của người cầm lái”.
Offroad không biên giới 1
Những chuyến đi kể từ năm 2009 đều được các anh chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng, các chuyến sau, cung đường càng hiểm trở hơn, thách thức hơn. Chuyến đi xuyên biên giới đầu tiên, thi đấu chuyên nghiệp và cũng là cung đường “chì” nhất mà tất cả dân chơi offroad đều muốn một lần được “tập huấn” coi như “ra trường offroad” là cuộc thi Indonesia Expedition.
“Trường” huấn luyện này thường kéo dài 20 ngày, bắt đầu vào dịp Tết âm lịch của VN, các tay lái băng qua đoạn đường dài 1.500 km, đi cắt rừng nguyên sinh, mỗi vùng địa hình, mỗi khu rừng, từng con đường không có lối mòn cho đến khi xe lái ngang qua mà thành… Không phải chỉ riêng chiếc xe bị thử thách về kỹ thuật mà còn đòi hỏi ý chí, nghị lực của từng người chơi.
“Không phải 100% sức lực và ý chí, cuộc thi Indonesia Expedition còn đòi hỏi mình phải tập trung hết... 200% sức lực, không bao giờ để xuống tinh thần, lúc nào cũng phải tập trung cao độ để xử lý những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường. Còn nhớ hành trình của tôi và anh Minh Phan bắt đầu từ ngày 20 tháng chạp năm 2015. Thật ra sau 2 ngày đầu tiên lao vô rừng, chúng tôi đã phải động viên nhau cố gắng vượt qua, đến ngày thứ 5 rồi hãy... bỏ cuộc".
"Thử tưởng tượng ở một khu rừng lạ, ở nước lạ, xung quanh cây rừng dây leo vây quanh khắp lối, không có đường, chúng tôi toàn phải cắt rừng để đi. Dẫu biết điểm đến của từng đoạn đường được cho sẵn, nhưng làm thế nào để đến trạm dừng mới khó, hầu như lúc nào cũng chỉ có 1 xe và 2 người thay nhau lái”, anh Mẫn chia sẻ.
Offroad không biên giới 2
Có lẽ “bẫy” tâm lý được 2 anh sử dụng trong trường hợp này hiệu quả, họ tự chia nhỏ hành trình 20 ngày “đi đày” của mình thành những đoạn ngắn hơn, tự động viên nhau mỗi ngày vượt qua đến mốc 5 ngày hãy từ bỏ, nhưng đến ngày thứ 5, qua ngày thứ 6, đến ngày 20, và kết thúc được hành trình. Cho đến lúc kết thúc anh vẫn không tin mình làm được.
Anh kể thêm: “Chuyện không thể tin đã xảy ra rất nhiều lần, còn nhớ có lần 2 anh em đi xuyên rừng Bandung, rừng nguyên sinh vô cùng linh thiêng của cư dân xứ ngàn đảo. Hôm đó sau khi gãy láp lúc xuống suối, chúng tôi chỉ di chuyển được 4 - 5 km. Ngày hôm sau, sau hai lần cắt rừng, lạc đường vì cung đường quá xấu. Hai anh em lái xe đến 5 giờ chiều thì đến một cái lán nhỏ của người địa phương, định bụng nghỉ lại. Khoảng hơn tiếng sau thì có đoàn xe của ban tổ chức đi qua, họ ngạc nhiên hỏi sao 2 anh có thể đến được chỗ này sớm vậy.
Lãng du trên những cung đường
Hầu như cuối tuần nào anh Phong cũng cùng bạn bè tụ tập để đi chơi xa, ngắn thì 1 ngày chạy ra Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh rồi về. Xa hơn thì đi ra Phan Thiết, Nha Trang 2 - 3 ngày...
"Thậm chí, sau khi rời khỏi cung đường rừng Bandung, rất nhiều vận động viên khác cũng thắc mắc tương tự khi về đích gặp chúng tôi ở trạm. Sau đó mới biết đêm ấy có hơn 30 đội đua khác bỏ cuộc. Cũng đêm đó tại vị trí chúng tôi xém nghỉ đêm có một vụ tai nạn, một tay đua ngủ trong xe đã bị bỏng vì xe đột nhiên bốc cháy… rất nhiều chuyện khó tin là thế, nhưng chúng tôi cứ chầm chậm về đích”.
Offroad không biên giới 3
Offroad không biên giới 4
Không có xếp hạng giải nhất, nhì khi tham gia cuộc thi, chỉ có một giấy chứng nhận hoàn thành cung đường, nhưng sau giải đấu đó hầu như các tay đua đều trưởng thành. “Chúng tôi không còn sợ hãi bất kỳ cung đường nào nữa, những khó khăn, tâm lý chán nản đều đã trải qua 20 ngày ấy. Năm nay, tôi cùng với em trai mình là Mỹ Phan đã chuẩn bị một chiếc xe hoàn hảo cho cuộc thi ở Indonesia 2017. Năm 2015 thi bằng xe thuê, lần này chúng tôi tự làm chiếc xe theo ý thích. Một chiếc Land Cruiser đời 1996 cải tạo máy, khung, sườn… hoàn hảo để tiếp tục là thành viên thứ 3 dũng mãnh bền bỉ cùng tôi và Mỹ vượt qua chặng đường hơn 1.500 km sắp tới”.
Bộ sưu tập xe 2 bánh độc đáo
Hơn 10 năm đeo đuổi niềm đam mê với dòng xe 2 bánh, sau thời gian sưu tầm ồ ạt rồi chắt lọc lại chỉ còn 8 chiếc, thế nhưng chỉ cần nhắc đến bộ sưu tập xe của anh Trần Gia Tuấn thì giới mê xe không ít người phải trầm trồ, ao ước.
Ngoài 2 chiếc Land Cruiser cho thi đấu, một chiếc Ford Ranger cho các chuyến đi dã ngoại, anh đang chế một chiếc Burgis thuận tiện cho việc đi khám phá các cung đường đá tảng, cũng là xe tiền trạm đi tìm những cung đường mới, rồi dẫn anh em đi tận nơi thử sức. Mỗi chặng đường một hành trình mới, trải nghiệm mới, khám phá offroad không biên giới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.