Hãng TASS dẫn thông báo của Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo có cuộc trao đổi riêng tư trong ngày 20.3 và sẽ bước vào cuộc đàm phán chính thức trong ngày 21.3, trước khi đưa ra những tuyên bố với truyền thông.
Đối thoại thượng đỉnh Nga-Trung ở Điện Kremlin
Thảo luận sáng kiến của Bắc Kinh
Trong cuộc gặp không chính thức tối qua, Tổng thống Putin nói rằng chuyến thăm của Chủ tịch Tập mang ý nghĩa biểu tượng vì ông chọn Nga là nước để công du đầu tiên sau khi đắc cử nhiệm kỳ mới. Ông Putin cho biết Nga "có chút ghen tỵ" bởi Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, theo TASS.
Đáp lại, Chủ tịch Tập ca ngợi mối quan hệ song phương và cho rằng Trung Quốc và Nga chia sẻ nhiều mục tiêu giống nhau. Nhà lãnh đạo nói rằng Trung Quốc đánh giá cao mối quan hệ giữa 2 nước và cho rằng 2 bên có thể hợp tác để hoàn thành các mục tiêu phát triển.
Mặt khác, Tổng thống Putin nói với Chủ tịch Tập rằng Nga luôn sẵn sàng đàm phán về tình hình tại Ukraine. AFP trích lời ông Putin cho biết sẽ thảo luận toàn bộ những vấn đề, gồm các sáng kiến của Trung Quốc mà Nga tôn trọng về khủng hoảng Ukraine.
Xem nhanh: Ngày 389 chiến dịch, Chủ tịch Trung Quốc đến Nga; phương Tây giúp Ukraine chuẩn bị phản công
Sự chuyển dịch "không thể đảo ngược"
Trong bài viết cùng ngày đăng trên truyền thông Nga, ông Tập cho rằng Trung Quốc đã giữ quan điểm khách quan và công bằng về vấn đề xung đột Ukraine, đồng thời tích cực thúc đẩy đối thoại hòa bình. Ông Tập nhấn mạnh các bên liên quan có thể tìm thấy lời giải hợp lý cho cuộc khủng hoảng nếu họ tuân thủ khái niệm về an ninh chung, toàn diện và theo đuổi đối thoại cân bằng, hướng đến kết quả.
Nga gia tăng sức ép ở Bakhmut và Avdiivka
Tờ The Guardian ngày 20.3 dẫn báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cho hay lực lượng Nga giành được nhiều thắng lợi trong 3 tuần qua xung quanh thị trấn Avdiivka ở Donetsk do Ukraine kiểm soát. Thị trấn này nằm trong khu vực xung đột kể từ năm 2014 và phần lớn đã bị tàn phá. Về mặt chiến thuật, tình hình tại đây đang tương tự Bakhmut, khi lực lượng Ukraine tiếp tục tổ chức phòng thủ, nhưng các tuyến tiếp tế từ phía tây đang ngày càng bị đe dọa bởi chiến dịch bao vây của Nga. Hãng TASS tối 19.3 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết phía Nga đã tấn công 92 đơn vị pháo binh Ukraine tại các cứ điểm khai hỏa ở 114 khu vực. Chiến dịch có sự tham gia của các máy bay, lực lượng tên lửa và pháo binh Nga. Trong khi đó, quân đội Ukraine ngày 20.3 cho biết đã đẩy lùi 69 cuộc tấn công của phía Nga trong vòng 24 giờ, tập trung tại Donetsk và Zaporizhzhia, với Bakhmut vẫn là tâm điểm xung đột.
Khánh An
Trong bài viết, ông Tập nhắc đến những điểm nhấn trong mối quan hệ giữa hai nước Trung Quốc - Nga từ khi ông trở thành chủ tịch nước cách đây 10 năm, đồng thời cho rằng sự chuyển dịch sang thế giới đa cực là điều "không thể đảo ngược".
Trong khi đó, Tổng thống Putin cũng có bài viết đăng trên Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, trong đó ông cho biết mối quan hệ 2 nước "đang ở mức cao nhất trong lịch sử" và nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ của 2 nước trước các mối đe dọa chung.
Tổng thống Putin giải thích lý do không tiến hành chiến dịch quân sự vào năm 2014
Ông Putin cáo buộc phương Tây đã khiêu khích và "châm dầu" cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine nhằm thực hiện tham vọng duy trì sự thống trị trên trường quốc tế và nói rằng Nga - Trung Quốc đang hợp tác định hình "một thế giới đa cực công bằng hơn". Nhà lãnh đạo tuyên bố Nga sẵn sàng với giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng nhấn mạnh việc đàm phán thực chất cần lưu ý đến "những thực tế địa chính trị hiện tại". Ông hoan nghênh việc Trung Quốc sẵn sàng làm trung gian hòa giải vấn đề Ukraine, cũng như "sự cân bằng đối với những sự việc xảy ra ở Ukraine, hiểu về nền tảng và nguyên nhân thực sự".
Chuyến đi mang tính biểu tượng
Quan hệ Nga - Trung vẫn ổn định bất chấp nhiều thách thức trong năm qua, trong đó có cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3. Điều này khá mang tính biểu tượng, đặc biệt là trong nỗ lực của một số phương tiện truyền thông phương Tây nhằm mô tả mối quan hệ Nga - Trung là có vấn đề. Tuy nhiên, có một số vấn đề cần được hai nhà lãnh đạo giải quyết để duy trì đà phát triển là: khuôn khổ quan hệ kinh tế và thương mại trong bối cảnh bị cấm vận, cơ sở hạ tầng vật chất và tài chính cho quan hệ kinh tế của hai nước. Bên cạnh đó, việc 2 nhà lãnh đạo điều chỉnh đánh giá về cách trật tự thế giới đa cực đang phát triển cũng rất quan trọng.
PGS Ekaterina Koldunova (Khoa Nghiên cứu châu Á - châu Phi, Học viện Quan hệ quốc tế Moscow - MGIMO, Nga)
Hoàng Đình (thực hiện)
Tháng trước, Trung Quốc công bố đề xuất 12 điểm để giải quyết xung đột tại Ukraine. Nga đã bày tỏ sự hoan nghênh đối với đề xuất này trong khi Ukraine và phương Tây bác bỏ. Trong tuyên bố hôm qua trên Twitter, Thư ký Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine Oleksiy Danilov cho rằng công thức cho việc thi hành thành công kế hoạch hòa bình của Trung Quốc là Nga trước hết phải đầu hàng hoặc rút khỏi toàn bộ vùng lãnh thổ Ukraine theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Nhà Trắng gần đây cũng phản đối thỏa thuận ngừng bắn vô điều kiện vào thời điểm này vì cho rằng việc đó có lợi cho Nga.
Quan chức Mỹ dự báo Ukraine sẽ phản công vào tháng 5
Bình luận (0)