(TNO) Ong từng lâm vào tình trạng tuyệt chủng đồng loạt cách đây 66 triệu năm, cùng mốc thời gian khi khủng long biến mất khỏi bề mặt địa cầu.
Sự cáo chung của loài khủng long lâu nay vẫn bị xem là hậu quả của một vụ tấn công của tiểu hành tinh hoặc sao chổi.
Tuy nhiên, sự kiện tuyệt chủng lúc đó diễn ra một cách chọn lọc, ảnh hưởng mạnh đến một số nhóm sinh vật so với các nhóm khác.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Plos One, đội ngũ chuyên gia do trưởng nhóm Sandra Rehan của Đại học New Hampshire (Mỹ) đã sử dụng các hóa thạch và kết quả phân tích ADN để chứng minh rằng có một loài ong thuộc chi Xylocopinae, bao gồm ong đục gỗ, đã bị tuyệt chủng vào thời đó.
Các cuộc nghiên cứu trước đó cho rằng nhiều loài hoa đã bị quét sạch trong sự kiện tuyệt chủng thời Kỷ Phấn trắng, và giới chuyên gia diễn giải rằng loài ong phụ thuộc vào các loài hoa đó cũng bị tuyệt chủng theo.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy chứng cứ xác nhận suy luận trên, bằng cách nghiên cứu hóa thạch của hoa thời đó.
Hiểu được các cuộc tuyệt chủng và ảnh hưởng liên đới giữa thực vật với ong cách đây 66 triệu năm có thể giúp giới chuyên gia phân tích và dự đoán mức độ khủng hoảng toàn cầu khi dân số loài ong suy giảm trong thời hiện đại.
Phi Yến
>> Cái đốt của con ong
>> Con ong và quả bầu
>> Hóa thạch có hệ thần kinh cổ nhất
>> Hóa thạch cổ nhất địa cầu
>> Phát hiện hóa thạch có thể viết lại lịch sử khủng long
Bình luận (0)