Tìm về cội nguồn dân tộc Việt

01/01/2010 04:18 GMT+7

(TNO) Tháng 5.2004, tôi và một số chuyên viên Việt Nam hân hạnh sang Asilomar - một thị trấn nhỏ nằm bên bờ Thái Bình Dương thuộc bang California nước Mỹ, để tham dự cuộc họp đầu tiên của khoảng 40 hội đoàn nhân đạo của người Mỹ gốc Việt. >> Du học sinh về nơi “vinh quy bái tổ” >> Giới trẻ không thờ ơ với đất nước

>>  Trường học từ hải trình SSEAYP
>> “Bạn hãy nghe họ hát về mình…” (*)
>> "Anh Núi" mê làm từ thiện
>> Chàng trai khiếm thính nặng lòng với gốm cổ
>> Phải làm để thanh niên tự giác tham gia các hoạt động xã hội
>> "Cô gái da cam" trên đất Mỹ
>> Bông hoa Việt rực rỡ trên đất Ukraine
>> Học trước hết để giúp chính mình
>> "Kết nối người Việt trẻ"
>> Không đâu bằng đất nước mình
>> Những gương mặt nổi bật của thể thao VN năm 2009

Qua hội nghị này tôi mới biết là bắt đầu từ thập kỷ 80, rất nhiều hội đoàn nhân đạo của người Việt ở Hoa kỳ, mà phần lớn là những người Việt thế hệ thứ hai, đã về Việt Nam công tác. Mỗi hội đoàn chuyên sâu một khía cạnh phát triển cộng đồng như y tế công cộng, giáo dục, quỹ tín dụng nhỏ, chăm sóc trẻ mồ côi và người tàn phế, chăm sóc trẻ cơ nhỡ… Nhân dịp làm những công tác hữu ích đó, mỗi thành viên của các nhóm này đều có thêm những lý do khác: người thì gặp gỡ gia đình, người thì muốn tìm lại dĩ vãng. Nhưng hầu hết trong số họ, theo những thổ lộ trên trang web của các chuyên viên này, đều muốn tham gia một công cuộc có ý nghĩa hàn gắn để giáo dục con cái về nguồn cội của mình. Và rất nhiều người vẫn đang còn vất vả để tìm câu trả lời cho hiện tượng giàu nghèo quá cách biệt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Biết rằng “Một cây làm chẳng nên non” mọi con người Việt Nam đều thấm nhuần trong tim não “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Vì vậy những người tâm huyết này đã quyết tâm đồng ý lập ra một Mạng lưới hội đoàn toàn quốc Hoa Kỳ tại hội nghị lần đầu tiên này. Mạng lưới này lấy tên là “Liên hội các Tổ chức phi chính phủ Việt Mỹ” (VA-NGO Network) có mục đích tạo một diễn đàn cho các hội đoàn thiện nguyện có tiếng nói thống nhất về những vấn đề cần quan tâm, và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên có đủ khả năng chuyên môn để phát triển. Liên hội hiện nay có 30 hội đoàn thành viên.

Qua những trình bày và thảo luận tại nhiều hội nghị, tôi mới biết thêm những người Mỹ gốc Việt rất có nhiệt tâm này vẫn kiên trì với công việc mò mẫm, tìm nguồn tài trợ và tuyển chọn thêm người thiện nguyện để cùng mình thực hiện cho được những gì mà họ muốn giúp cho quê nhà, trong khi hằng ngày vẫn phải lo duy trì công việc chính của nghề nghiệp mình. Mặc dù mỗi nhóm chọn con đường mình đi, trái tim của họ đã lôi cuốn và kéo họ về Việt Nam, bất kỳ họ ở đâu. Những người thiện nguyện mà họ lôi cuốn được là những thanh niên Việt trẻ tuổi thuộc thế hệ thứ ba đã tình nguyện về Việt Nam để tham gia những chương trình phát triển.

Một thí dụ rất điển hình là Tổ chức “Vòng Tay Thái Bình” của chị Vương Ngọc Diệp và anh chị Đỗ Bá Phước - Trần Thị Ánh, đã về lập một trụ sở tại Long Xuyên tỉnh An Giang để thực hiện chương trình Chống Buôn Bán Phụ Nữ Qua Biên Giới (quen gọi là chương trình ADAPT). Chị Diệp đã đưa về hàng chục người cộng tác gồm người thế hệ hai và thế hệ ba. Đáng chú ý là những cô gái Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ ba nói tiếng Mỹ như gió, chuẩn xác như Mỹ, đã lặn lội trong nông thôn 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp để sinh hoạt với các thiếu nữ nông thôn, từ việc phỏng vấn nắm bắt hoàn cảnh, đến việc tổ chức các lớp học thêm văn hoá và lớp học nghề, phát thưởng xe đạp, cho vay tín dụng nhỏ. Lily Phan vừa tốt nghiệp Đại học California ở San Diego đã nhận lời cô Diệp sang với ADAPT cùng với Linda Trần hoạt động với nhóm Phụ nữ miền tây tham gia phát triển cộng đồng (MWCD) một cách say mê.


Linda Tran và Lily Phan cùng với hai thành viên trong nhóm “Phụ nữ miền tây tham gia phát triển cộng đồng”

Trái với nhiều người Việt thế hệ thứ ba ở Mỹ, Úc hoặc châu u tự coi mình là “chuối” (da vàng nhưng ruột trắng - hình hài người Việt nhưng tâm tính thì như Mỹ), không muốn về lại Việt Nam, những bạn trẻ Mỹ Việt thế hệ thứ ba về Việt Nam làm việc theo các chương trình của Pacific Link (Vòng Tay Thái Bình), Volunteers in Asia (Người thiện nguyện làm việc ở châu Á) do tổ chức USAID, Quỹ Ford, East meets West (Đông gặp Tây)…

Điển hình có thể kể đến Lily Phan và Linda Trần với chương trình ADAPT ở An Giang; Sarah Trần với chương trình “Vì một Long Xuyên xanh, sạch, đẹp” với Đại học An Giang; Thị Bảy Miradoli với chương trình “Phòng chống tệ nạn xã hội” kết hợp với Đại học Cần Thơ; hoặc Tiffany Goodson với chương trình “Cầu nối Rồng Xanh” ở Hà Nội là những thanh niên có hoài bão tìm về cội nguồn dân tộc. Đỗ Trần Anh Minh, thế hệ thứ ba, con trai của anh chị Đỗ Bá Phước - Trần Thị Ánh, thế hệ thứ hai, đã về công tác tại Bộ môn Anh văn của Đại học An Giang từ 3 năm nay, được hầu hết sinh viên mến trọng. Minh sống đơn giản, hòa mình với các thầy cô trong bộ môn, và thân thiết với các sinh viên. Sống lẫn lộn trong những xã hội hợp chúng quốc ở Mỹ hay châu u, những bạn trẻ thế hệ thứ ba thật sự muốn tự hào với nguồn gốc dân tộc Việt anh hùng bất khuất.

Phóng viên Lan Anh của báo Sài Gòn Tiếp Thị đã ghi lại ý kiến của GS Lê Xuân Khoa, một trí thức có uy tín đã từng viết sách về lịch sử Việt Nam và đã giảng dạy môn quan hệ quốc tế ở trường đại học John Hopkins, cho rằng có một “bức tường kính” đối với người Mỹ gốc Á muốn thăng tiến trong xã hội Mỹ. Trong những bậc thang thăng tiến, người gốc Á đến một thời điểm nào đó sẽ đụng phải “bức tường kính” - trở ngại chủng tộc vô hình - nguồn gốc châu Á khiến họ khó có thể tiến xa hơn nhiều người Mỹ khác. Ông cho rằng không sớm thì muộn, người Mỹ gốc Việt cũng phải tìm hiểu nguồn cội của mình để hiểu về mình. “Thế hệ đầu tiên tìm cách bảo tồn văn hóa nguồn gốc của mình. Thế hệ thứ hai đồng hóa và cảm thấy mình là Mỹ, nhưng thế hệ thứ ba lại tìm về nguồn”. Đây là điều đúng với tất cả những cộng đồng người châu Á di cư sang Mỹ, không chỉ với người Việt Nam.

GS Võ Tòng Xuân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.