Một lò phản ứng hạt nhân đang bị tan chảy

13/03/2011 11:34 GMT+7

Dư chấn 6,2 độ Richter trong sáng chủ nhật (TNO) Ngày 13.3, Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yukio Edano cho biết sự tan chảy một phần có lẽ đang xảy ra tại một lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima, theo tin AP.

Cho tới nay, đã có tới 3 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy này bị hỏng hệ thống làm mát do mất điện.

 
Nhật đã huy động đông đảo binh sĩ tham gia công tác cứu hộ, cứu trợ - Ảnh: Reuters

Khoảng 200.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực quanh nhà máy trong bán kính 20 km.

Trong ngày hôm nay, các trận dư chấn rất mạnh vẫn tiếp tục gây rung lắc ở nhiều nơi trên nước Nhật, trong đó có trận mạnh đến 6,2 độ Ritchter ở cách Tokyo khoảng 180 km. Các tòa nhà ở thủ đô đã bị rung do trận dư chấn này. Chưa có thông tin về thiệt hại.

Kể từ khi động đất xảy ra, ít nhất 1 triệu hộ gia đình đã bị mất nước và 2,5 triệu hộ mất điện.

 Thêm một lò phản ứng bị hỏng hệ thống làm mát

Ngày 13.3, Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật đã báo cáo tình trạng khẩn cấp tại một lò phản ứng thứ 2 ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi sau khi hệ thống làm mát tại đây bị hỏng. Nhà máy này là nơi đã xảy ra vụ nổ một ngày trước đó.

Toát mồ hôi ngăn thảm họa hạt nhân

Hệ thống làm mát được xác định hỏng hóc ở lò phản ứng số 3 trong nhà máy, theo tin AP. Hiện chưa rõ mức độ nghiêm trọng của vụ hỏng mới này. Tuy nhiên, Reuters đưa tin TEPCO, cơ quan vận hành nhà máy cho biết đang chuẩn bị xả bớt hơi ra ngoài nhằm cố gắng làm giảm áp lực bên trong lò phản ứng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một lượng nhỏ phóng xạ bị đưa ra ngoài không khí.

Được biết, nhà máy điện kể trên nằm cách Thủ đô Tokyo chỉ có 240 km.

Khoảng 200.000 người sống gần khu vực này đã được sơ tán trước các mối quan ngại về hiểm họa hạt nhân.


Cảnh sát mang các thiết bị bảo hộ đi tuần ở khu vực quanh nhà máy  hạt nhân Fukushima Dai-ichi - Ảnh: Reuters

Chính quyền đang cố gắng trấn an người dân, cho biết mức độ phóng xạ trong không khí sau vụ nổ hôm qua đã giảm xuống. Vụ nổ đã làm sập hoàn toàn tòa nhà chứa lò phản ứng, nhưng chính quyền khẳng định lò phản ứng vẫn nguyên vẹn nhờ lớp thép chắc chắn bọc xung quanh.

Giới chức Nhật cũng trấn an người dân về khả năng xảy ra tình trạng tan chảy tại đây. Giới chuyên môn cũng nhận định, cho dù tình trạng tan chảy có xảy ra, việc lò hạt nhận đã được tắt nguồn hoạt động sẽ giúp làm giảm đáng kể khả năng chất phóng xạ thoát ra ngoài.

Tuy nhiên, theo BBC, người ta đã phát hiện ra chất caesium isotopes ở khu vực ngoài nhà máy. Điều này có thể đồng nghĩa với việc lõi lò phản ứng hạt nhân đã tiếp xúc với không khí.

Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật cho biết, số người đã tiếp xúc với chất phóng xạ tại nhà máy Fukushima Dai-ichi có thể đã lên đến 160. Hiện các nhân viên mặc quần áo chống nhiễm xạ vẫn đang kiểm tra mức độ phơi nhiễm phóng xạ đối với dòng người đang đổ về các trung tâm sơ tán trong khu vực.

Mặt đất vẫn rung chuyển, lửa vẫn cháy

Các diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh nước Nhật vẫn đang phải gồng mình đối phó với những tổn thất kinh khủng khác sau trận động đất mạnh nhất trong 140 năm, kéo theo sóng thần lên cao đến 10 mét.

Số người thiệt mạng theo thống kê chính thức của chính phủ vẫn nằm dưới con số 1.000, tuy nhiên, các thống kê khác đã đưa ra những con số cao hơn rất nhiều. Nghiêm trọng nhất, 10.000 người ở Minamisanriku, một thị trấn nhỏ, vẫn nằm trong diện mất tích.


Tại một trung tâm sơ tán dành cho người dân sống gần Fukushima Dai-ichi - Ảnh: Reuters

Hiện các cơn dư chấn vẫn tiếp tục gây rung lắc ở nhiều nơi.

Tại thành phố biển Sendai, một trong những nơi bị tàn phá nghiêm trọng nhất trong thảm họa này, lửa vẫn tiếp tục cháy ở khu vực gần cảng biển. Khung cảnh hoang tàn tại nơi đây khiến bất kỳ ai chứng kiến cũng phải rùng mình. Những con tàu biển khổng lồ vẫn đang nằm chỏng chơ ở sâu trong đất liền sau khi bị sóng thần cuốn vào.

Một quan chức tại thị trấn Futaba thì cho biết hơn 90% nhà cửa tại ba cộng đồng dân cư ven biển đã bị sóng thần cuốn trôi.

Hiện hàng chục ngàn binh sĩ, với tàu chiến và máy bay trực thăng đang được triển khai cho công tác cứu hộ, cứu trợ. Cộng đồng quốc tế cũng đang nỗ lưc chung tay với nước Nhật.

Được biết, hai trận động đất nghiêm trọng nhất ở Nhật trước đây xảy ra vào năm 1923 tại Kanto, 8,3 độ Richter, làm chết 143.000 người và trận động đất ở Kobe, 7,2 độ Richter khiến 6.400 người thiệt mạng.

Đoan Nhật

Đoan Nhật

>> Bạn đọc TNO kể về vụ rò rỉ phóng xạ
>> Động đất làm dịch chuyển nước Nhật và trục Trái đất
>> Google cung cấp trang tìm người thân sau động đất ở Nhật
>> Nhật Bản đối mặt nguy cơ phóng xạ
>> Thảm họa từ Trái đất
>> Nhật Bản dùng nước biển để làm lạnh lò hạt nhân
>> Động đất, sóng thần ở Nhật: Hơn 1.700 người đã chết
>> Nổ ở nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản
>> Chưa có thông tin về người Việt gặp nạn
>> Rò rỉ phóng xạ ở Nhật
>> Thêm một trận động đất lớn xảy ra tại Nhật
>> Thảm họa ở Nhật: Số người chết vượt quá 1.000
>> Các nước đề nghị hỗ trợ Nhật Bản
>> Động đất, sóng thần ở Nhật: Có thể hơn 1.000 người đã chết
>> Động đất, sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản
>> Video clip động đất 8,9 độ Richter gây sóng thần ở Nhật (nguồn RT)
>> Cảnh báo sóng thần khắp Thái Bình Dương
>> Bạn đọc Thanh Niên ở Nhật gửi ảnh động đất
>> Động đất, sóng thần ở Nhật: Ít nhất 32 người chết
>> Trận động đất ở Nhật mạnh thứ 7 trong lịch sử thế giới
>> Nhật đóng cửa sân bay quốc tế chính
>> Bạn đọc TNO ở Nhật tường thuật trận động đất kinh hoàng
>> Sóng thần không ảnh hưởng đến Việt Nam
>> GDP Nhật có thể giảm 1% vì sóng thần
>> Tàu chở 100 người bị sóng thần cuốn trôi
>> Những trận động đất kinh hoàng nhất tại Nhật
>> 35 thuyền, nhiều xưởng tàu bị hủy hoại ở California

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.