>> Chủ tịch Ngân hàng Vatican bị sa thải
Ngân hàng Ibercaja sẽ nắm giữ 46,5% cổ phần của tập đoàn tài chính mới sắp được thành lập, trong khi Liberbank và Caja 3 lần lượt nắm 45,5% và 8%. Dự kiến, tập đoàn này sẽ là tập đoàn tài chính lớn thứ bảy Tây Ban Nha với giá trị tài sản trên 115 tỉ euro.
|
Trong khi đó, các nhà đầu tư nghi ngại rằng không có sự trợ giúp của quốc tế, Tây Ban Nha khó có thể giải quyết được tình trạng thiếu hụt thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Bankia, vốn được thành lập từ vụ sáp nhập 7 ngân hàng, hôm 25.5 đã yêu cầu chính phủ bơm một khoản tiền giải cứu trị giá hơn 19 tỉ euro, khiến kinh phí bù đắp rủi ro vào trái phiếu Tây Ban Nha so với trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng hơn 5%.
Được biết, cả ba ngân hàng Ibercaja, Liberbank và Caja 3 hiện đang nắm giữ nhiều bất động sản bị tịch thu do người vay không còn khả năng thanh toán, với trị giá lên đến 11,8 tỉ euro.
Các ngân hàng tầm trung tại Tây Ban Nha đang chịu áp lực rất lớn khi chính phủ công bố các khoản lỗ lớn từ việc bong bóng thị trường nhà đất tan vỡ.
Căn cứ theo điều khoản từ chính sách cải cách của chính phủ, các ngân hàng nước này phải chừa ra 84 tỉ euro để lập quỹ dự phòng rủi ro trong năm nay. Các chuyên gia tài chính dự đoán con số này sẽ tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Hoàng Uy
>> Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp rời EU?
>> Chứng khoán thế giới tăng giảm đan xen
>> Dùng dằng “đi hay ở” khỏi eurozone của Hy Lạp khiến chứng khoán lao dốc
>> Lãnh đạo G8 muốn Hy Lạp ở lại trong Liên minh châu u
Bình luận (0)